
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
Chiều 15/1, tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada đã thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi khoản ODA vốn vay của Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam đợt 1 tài khóa 2015 có trị giá 95,167 tỷ Yên.
![]() |
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada trao Công hàm khoản ODA vốn vay đợt 1 tài khoán 2015 (Ảnh: Kỳ Thành) |
Khoản vốn vay nhằm tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khoản ODA vốn vay của Chính phủ Nhật Bản được đánh giá sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam như đường Cao tốc Bắc - Nam, Cảng quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện).
Bên cạnh đó, thông qua khoản ODA vốn vay này, Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam bảo vệ môi trường thông qua Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khoản ODA vốn vay nói trên được cung cấp để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 4 chương trình, dự án, bao gồm: Dự án xây dựng đường bộ Cao tốc Bắc - Nam (đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi) trị giá 30 tỷ Yên; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện) gồm phần hạ tầng cảng trị giá 32,287 tỷ Yên và phần cầu, đường trị giá 22,88 tỷ Yên; Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ VI trị giá 10 tỷ Yên.
Công hàm trao đổi này quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng khoản ODA vốn vay dành cho 4 chương trình, dự án nói trên. Trên cơ sở các điêu kiện khung này, lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng sẽ ký các hiệp định vay cụ thể cho từng chương trình, dự án.
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Với 95,167 tỷ Yên ODA vốn vay thông qua Công hàm trao đổi vừa được chính thức ký kết, cam kết ODA (bao gồm viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay) cùa Chính phủ Nhật Bản dành cho Chính phủ Việt Nam từ 1992 đến nay đạt khoảng 2.600 tỷ Yên.

-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển