-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Tổ bay P-3C và nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 6. Ảnh: Đại sứ quán Nhật Bản. |
Máy bay tuần thám P-3C số hiệu 5071 của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản hôm 29/6 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất để trở về Nhật Bản. Phi cơ gặp sự cố động cơ khi quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 29/4 nên không thể tiếp tục hành trình theo kế hoạch.
"Sau hai tháng với sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan Việt Nam, sự cố đã được khắc phục thành công để máy bay lên đường về nước", Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết trong bài viết trên Facebook hôm nay.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết chiếc P-3C dừng chân ở Việt Nam để tiếp dầu sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển, thu thập tin tức tình báo ở Trung Đông. "Trong lúc chúng tôi gặp khó khăn khi tìm điểm quá cảnh vì Covid-19 lây lan, Việt Nam đã sẵn lòng tiếp nhận chiếc P-3C tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất", Bộ Tổng tham mưu Liên quân Nhật Bản cho biết trong bài đăng trên Twitter.
Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo với tổ bay sau khi sự cố phát sinh, cho phép họ nhập cảnh khẩn cấp, đồng ý cho Nhật cử máy bay vận chuyển động cơ mới và nhân viên kỹ thuật sang Việt Nam để sửa chữa.
"Nghĩa cử đẹp của Việt Nam thể hiện tình cảm đối với Nhật Bản và tinh thần sẵn sàng hỗ trợ khi nước bạn gặp khó khăn. Đại sứ quán Nhật Bản xin thay mặt chính phủ Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và các cơ quan liên quan gửi lời cảm ơn chân thành, lòng tri ân sâu sắc tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam", bài viết của Đại sứ quán Nhật có đoạn.
Tổ bay P-3C và nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 6. Ảnh: Đại sứ quán Nhật Bản.
Nhật Bản cuối năm ngoái quyết định điều một tàu khu trục và hai máy bay tuần thám P-3C tới Trung Đông để bảo đảm an ninh cho tàu hàng nước này. Lực lượng Nhật Bản tuần tra tại vịnh Oman, vịnh Aden và khu vực phía bắc biển Arab nhưng không hoạt động tại eo biển Hormuz, ngoài khơi Iran.
Các phi đội P-3C và tàu chiến sẽ được thay luân phiên sau vài tháng. Chiến dịch này dự kiến kết thúc ngày 26/12 và có thể được gia hạn.
-
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024