-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. |
Phát hiện hơn 40 tỷ đồng hàng vi phạm
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%. Chỉ tính riêng năm 2020, doanh thu thương mại điện tử được dự báo vượt ngưỡng 13 tỷ USD, song số lượng các vụ vi phạm cũng tăng lên.
Tính đến hết tháng 7/2020, lực lượng chức năng đã kiểm tra 2.403 vụ việc, xử lý 2.213 vụ vi phạm, xử phạt 16,3 tỷ đồng, hàng vi phạm có trị giá hơn 40 tỷ đồng, chủ yếu là hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả.
Hầu hết các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đều hoạt động theo mô hình marketplace, tạm gọi là chợ cho nhiều bên tham gia để đa dạng hàng hóa, thu hút người mua. Mặt trái của chiến lược này là nhiều chủ cửa hàng lợi dụng để bán hàng giả, hàng lậu.
Việc kiểm soát vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, các giao dịch hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm đều không có hóa đơn, chứng từ. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng đòi hỏi phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể.
Trước tình hình đó, các sàn đều áp dụng công nghệ để kiểm soát tình trạng hàng gian, hàng giả. Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn thương mại Tiki cho biết, hiện Công ty đang thực hiện chính sách và hoạt động định kỳ để rà soát và kiểm tra hàng hóa về mặt chứng từ và hàng hóa vật lý cụ thể. Công ty cũng đang sử dụng và phát triển hệ thống tự động rà soát để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng hoặc có dấu hiệu hàng giả.
“Công cụ giúp tiết kiệm thời gian phát hiện và xử lý với độ chính xác cao lên đến 90%. Đối với các nhà bán hàng có hành vi không hợp tác hoặc cố tình vi phạm, Tiki sẽ áp dụng hình thức ngưng hợp tác vĩnh viễn”, bà Linh nói.
Còn với Shopee Việt Nam, áp dụng chính sách rà soát, quản lý hoạt động sản phẩm mới được đăng bán trên sàn hàng ngày và tổng kiểm tra các sản phẩm đã được đăng bán trên toàn sàn theo định kỳ ít nhất 1 lần/tháng thông qua đội ngũ nhân sự kiểm duyệt và danh sách từ khóa được đặt trên hệ thống.
Công ty còn áp dụng thêm cơ chế người dùng báo cáo cho Shopee nếu nhận thấy bất kỳ sản phẩm/dịch vụ hoặc nhà bán hàng nào có dấu hiệu vi phạm thông qua tính năng “Báo cáo sản phẩm” trên ứng dụng.
Trong quá trình rà soát thường kỳ, hoặc khi nhận được phản ánh có căn cứ về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên Shopee, Công ty sẽ tạm khóa sản phẩm/tài khoản người bán có nghi vấn và yêu cầu người bán cung cấp các tài liệu/chứng từ có liên quan.
Tùy trường hợp, Shopee sẽ có các mức độ xử lý khác nhau đối với các vi phạm của nhà bán hàng, từ cảnh cáo cho đến khóa tài khoản vĩnh viễn.
Chính sách bảo vệ người sử dụng vẫn còn kẽ hở
Về chính sách hỗ trợ dành cho khách hàng, đại diện Tiki cho biết, khi mua phải sản phẩm nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái, có thể thông báo đến bộ phận hỗ trợ của Tiki kèm theo các thông tin về sản phẩm. Qua xác minh, nếu sản phẩm được xác định là hàng giả, hàng nhái, Công ty sẽ bồi thường 111% giá trị hàng hoá cho khách hàng.
Tương tự, đại diện Shopee cho biết, tất cả các sản phẩm đăng bán trên Shopee đều được áp dụng chính sách “Shopee bảm bảo”. Theo đó, các đơn hàng chỉ được thanh toán cho người bán sau khi người mua xác nhận đơn hàng đã được giao trong tình trạng tốt. Shopee cũng cho phép người mua gửi yêu cầu hoàn trả sản phẩm và/hoặc hoàn tiền trước khi hết hạn.
Mặc dù vậy, kẽ hở trong các chính sách vẫn còn. Shopee cho biết, họ sẵn sàng hỗ trợ khi gian lận xảy ra, nhưng vấn đề là nếu hàng hóa được chủ shop biến hóa không giao dịch trên hệ thống của Shopee thì họ sẽ không có cơ sở để phạt người bán và bảo vệ người mua.
Lấy ví dụ trường hợp anh Nguyễn Văn Tuấn (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), có mua hàng trên Shopee. Chủ cửa hàng xác nhận đơn hàng, chỉ chờ bên đơn vị vận chuyển đến lấy hàng để giao. Tuy nhiên, sau hai lần đến lấy không có hàng, đơn vị vận chuyển hủy đơn hàng trên hệ thống của Shopee. Chủ cửa hàng này sau đó đến các cửa hàng gửi đồ của đơn vị vận chuyển đúng với đơn vị được thông báo trên hệ thống, gửi hàng cho anh Tuấn. Như vậy, hàng vẫn đến tay anh Tuấn, đúng đơn vị vận chuyển đã được thông báo, nhưng mặt hàng đó không được ghi nhận trên hệ thống và đương nhiên nếu có sự cố xảy ra, anh Tuấn sẽ không được bảo vệ theo quy định của Shopee.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Hữu Linh, việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua hiện chưa được các sàn thương mại điện tử kiểm tra thường xuyên. Thậm chí, có những đối tượng duy trì thường trực hàng trăm tài khoản trên các sàn để ngay lập tức có thể thay đổi khi bị phát hiện. Các giao dịch, thanh toán trên mạng đều bị hủy, xóa dấu vết rất nhanh.
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025