
-
SCIC lại rao bán lô cổ phần “ế” tại COIMEX
-
Bất động sản An Gia dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu để tăng vốn
-
Khải Hoàn Land mua lại gói trái phiếu trước hạn trị giá 300 tỷ đồng
-
Hội nghị APRC 2025: Tăng cường giám sát thị trường tài chính trước thách thức công nghệ
-
VN-Index tăng hơn 10 điểm, sắc xanh áp đảo ngày khối ngoại trở lại mua ròng -
Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán
Sau sự hồi phục của tuần liền trước với mức tăng nhẹ 0,07% lên 1.276,08 điểm, lực cầu không đủ mạnh để duy trì đà đi lên trong phiên đầu tuần. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư thể hiện rõ khi dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, khiến chỉ số liên tục dao động quanh tham chiếu. Mặc dù có những nhịp hồi phục trong phiên, áp lực bán xuất hiện rõ hơn ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt khiến VN-Index khó bứt phá qua vùng kháng cự quan trọng. Có thời điểm, VN-Index bị kéo lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Xu hướng phân hóa tiếp tục chi phối thị trường, với sự dịch chuyển thanh khoản sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, nơi vẫn duy trì trạng thái giao dịch sôi động. Điều này cho thấy tâm lý tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn đang lấn át sự quan tâm đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn đang chịu sức ép từ lực bán mạnh của khối ngoại.
Sang phiên chiều, giao dịch vẫn tập trung mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong khi nhóm vốn hóa lớn diễn ra cầm chừng. Thậm chí, áp lực bán mạnh đặc biệt từ khối ngoại đã kéo hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá từ đó đẩy VN-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch ở mức thấp nhất ngày.
Kết thúc phiên 17/2, VN-Index giảm 3,36 điểm (-0,26%) xuống 1.272,72 điểm. HNX-Index vẫn tăng 1,97 điểm (0,85%) lên 233,19 điểm nhờ động lực từ cổ phiếu khoáng sản. Tương tự, UPCoM-Index cũng tăng 1,04 điểm (1,06%) lên 99,39 điểm.
Tổng cộng có 419 mã cổ phiếu tăng giá trên toàn thị trường phiên hôm nay, trong khi có 320 mã giảm và 795 mã đứng giá/không giao dịch. Thị trường ghi nhận tới 58 mã tăng trần trong khi có 7 mã giảm sàn.
![]() |
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh trên sàn HoSE. |
Trong nhóm VN30, có đến 19 mã giảm giá trong khi chỉ có 9 mã tăng giá. Trong đó, các mã chứng khoán như MSN, MWG, BVH, TCB hay BID đều giảm trên 1%. MSN đóng cửa ở mức 66.400 đồng/cổ phiếu với mức giảm đến 2,5%. MSN lấy đi của VN-Index 0,61 điểm. BID giảm 1,11% và là cổ phiếu tác động xấu nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,74 điểm. Hai cổ phiếu MWG và VNM giảm lần lượt 2% và 0,5% do chịu áp lực bán ròng rất mạnh của khối ngoại.
Ở hướng ngược lại, trong số ít các mã giao dịch tích cực, SSB, SHB và GVR nằm trong danh sách đóng góp tốt cho VN-Index. SSB tăng 1,8%, SHB tăng 1,9% còn GVR tăng 0,66%.
Trong khi đó, cổ phiếu có tác động tốt nhất đến VN-Index là GEE với 0,24 điểm. Chốt phiên, GEE tăng trần lên 52.700 đồng/cổ phiếu. VIX cũng gây chú ý bằng một phiên giao dịch bùng nổ khi khớp lệnh gần 88 triệu đơn vị. VIX đóng cửa tăng 5,9% và đóng góp 0,21 điểm cho VN-Index, chỉ đứng sau GEE và SSB.
Việc VIX bứt phá cũng tạo động lực cho nhóm cổ phiếu chứng khoán đi lên, trong đó, BVS tăng 3,4%, VND tăng 2,8%, SHS tăng 2,2%...
Tâm điểm của thị trường tập trung vào nhóm cổ phiếu khoáng sản khi dòng tiền vẫn đổ mạnh vào. Các cổ phiếu như MSR, KCB, MGC, BKC, BMC… đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, AMC cũng tăng đến 9,3%, KSV tăng 6,2%...
![]() |
Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng, tập trung ở MWG và VNM. |
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt hơn 850 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.667 tỷ đồng, tăng 19% so với phiên trước, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2.252 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.223 tỷ đồng và 1.149 tỷ đồng. VIX là cổ phiếu giao dịch mạnh nhất thị trường với giá trị 931 tỷ đồng. SSI và HCM đứng sau với giá trị lần lượt 463 tỷ đồng và 403 tỷ đồng.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 650 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, khối ngoại tập trung bán mạnh MWG với 160 tỷ đồng. VNM và HDB bị bán ròng lần lượt 100 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG được mua ròng mạnh nhất với 54 tỷ đồng. EIB và SHB được mua ròng lần lượt 53 tỷ đồng và 45 tỷ đồng.

-
Hội nghị APRC 2025: Tăng cường giám sát thị trường tài chính trước thách thức công nghệ -
VN-Index tăng hơn 10 điểm, sắc xanh áp đảo ngày khối ngoại trở lại mua ròng -
Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán -
“Siêu cổ phiếu” tiềm năng với biên lợi nhuận gộp tăng trưởng liên tục -
Doanh nghiệp bất động sản miệt mài mua lại trái phiếu trước hạn -
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu SPI -
VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trần
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang