-
Tin mới y tế ngày 12/10: Ngăn dịch sởi lây lan -
Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế -
Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào? -
Tin mới y tế ngày 11/10: Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Gặp họa khi lạm dụng tiêm khớp gối nhằm giảm đau, trẻ hóa -
Đau ngực có phải dấu hiệu của bệnh suy tim?
Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8%; trong đó có 517 trường hợp học sinh sinh viên mắc các bệnh hiểm nghèo như suy thận, ung thư, tim mạch được chi trả số tiền lớn...
Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. |
Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc.
Đáng chú ý, một số địa phương như Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên đã đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tới 100% học sinh sinh viên. Điều này cho thấy chính sách bảo hiểm y tế ngày càng đi vào cuộc sống, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh và các em học sinh.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên ngày càng được mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…
Nhìn vào kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên thời gian qua cho thấy, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch… với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, có 517 trường hợp học sinh sinh viên mắc các bệnh hiểm nghèo như suy thận, ung thư, tim mạch đã được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí từ 100 triệu đến hơn 500 triệu đồng.
Điều này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình các em mà còn giúp các em yên tâm điều trị và phục hồi sức khỏe.
Trên phạm vi cả nước, thống kê của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, trong 15 năm qua, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Năm 2023, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ quỹ bảo hiểm y tế khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ bảo hiểm y tế đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe nhân dân.
Cùng với đó, mức chi trả bảo hiểm y tế và danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được quỹ bảo hiểm y tế chi trả ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế.
Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị bệnh ung thư cũng được được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Gần đây nhất như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (19 tuổi, ở Thanh Hóa) mắc căn bệnh đặc biệt hiếm Pemphigus á u, sau hành trình 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được quỹ bảo hiểm y tế chi trả gần 800 triệu đồng, đã trở về với cuộc sống bình thường.
Ước tính đến đầu tháng 5/2024, số người tham gia bảo hiểm y tế cả nước trên 90,2 triệu người, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau 15 năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng là nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay hơn 93%; quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng; chất lượng khám chữa bệnh nâng lên; tỷ lệ hài lòng của người bệnh tăng cao, khảo sát cả nước trên 91%...
Từ ngày 1/7 thực hiện cải cách tiền lương đã có những thay đổi về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh sinh viên.
Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Đối với học sinh, sinh viên mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).
Đối với học sinh, sinh viên mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).
Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế được tính theo mức lương cơ sở. Người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được bảo hiểm y tế trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Nghị quyết 104/2023/QH15 bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024.
Như vậy, kể từ thời điểm này, mức đóng bảo hiểm y tế và mức hưởng chi phí khám chữa bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng theo sự thay đổi của lương cơ sở.
Được biết, để tăng quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn, hoặc một số trường hợp cấp dưới không đủ năng lực chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đề xuất này giúp người dân tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, chi phí đi lại và chi phí đồng chi trả trong trường hợp phải tự đi khám, chữa bệnh vượt cấp.
Theo Bộ Y tế, giải pháp mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế mang lại giá trị kinh tế lớn, tiết kiệm chi cho Quỹ bảo hiểm y tế.
Người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, vì khi bệnh nặng kèm theo các biến chứng sẽ phải sử dụng thuốc phát minh, đặc trị, các kỹ thuật chẩn đoán, cận lâm sàng có chi phí cao.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm còn giúp tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khỏe, xã hội.
Đối với người dân, giải pháp mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính cho người dân nhờ phát hiện và điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, đi lại, tạm trú so với khi bệnh nặng, giảm chi phí đồng chi trả của người bệnh.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng cấp tính nặng, việc thanh toán bảo hiểm y tế cho chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế, do người bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bị suy giảm khả năng lao động trong tương lai.
Theo thống kê, năm 2023, chi phí điều trị cho 6 nhóm bệnh ung thư thường gặp (ung thư vú, phổi, gan, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến) từ Quỹ bảo hiểm y tế là 6.186 tỷ đồng.
Riêng với bệnh đái tháo đường type 2, năm 2023, có hơn 15.500.000 lượt khám, chữa bệnh với chi phí lên đến 6.766 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng chi của Quỹ. Còn với bệnh tăng huyết áp, năm 2023, có gần 23 triệu lượt khám, chữa bệnh với chi phí 6.015 tỷ đồng, chiếm 4,9% tổng chi của quỹ.
Bộ Y tế cho rằng, nếu sàng lọc tiểu đường type 2 sẽ tiết kiệm được cho Quỹ bảo hiểm y tế trung bình 162,3 tỷ đồng/năm trong 10 năm đầu tiên triển khai. Sau 10 năm triển khai, sẽ tiết kiệm được trung bình 162 tỷ đồng/năm.
Với sàng lọc tăng huyết áp, chi phí cần chi trả trung bình là 88 tỷ đồng/năm trong 10 năm đầu tiên triển khai sàng lọc cho người từ 18 tuổi trở lên. Sau 10 năm triển khai, sẽ tiết kiệm được trung bình 1.216 tỷ đồng/năm.
Với sàng lọc ung thư vú, Bộ Y tế cho biết, mức chi trả trung bình 2.100 - 5.000 tỷ đồng/năm tùy thuộc phương pháp sàng lọc. Tuy nhiên, chi phí này sẽ giảm đi đáng kể nếu giới hạn nhóm tuổi phụ nữ được sàng lọc.
-
Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 -
Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế -
Chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu ung thư trực tràng -
Hai thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Ủy ban Y tế toàn cầu -
Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -
Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào? -
Các biến chứng nguy hiểm do bệnh thận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024