Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 10 tháng 10 năm 2024,
Nhiều thành tựu trong công tác chuyển đổi số tại Ninh Thuận
Nguyễn Toàn - 24/09/2024 20:34
 
"Ninh Thuận đã xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025."
Chuyên gia trình bày báo cáo tại Hội thảo.
Chuyên gia trình bày báo cáo tại Hội thảo.

Đó là thông tin được ông Nguyễn Long Biên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ tại Hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024.

Với chủ đề Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số – Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hội thảo có sự tham gia của Tập đoàn FPT; Tổng công ty viễn thông MobiFone; Tập đoàn Bưu chính, viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội; Công ty cổ phần Tập đoàn  HiPT; Công ty Truyền hình cáp Saigontourist.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Long Biên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh đã triển khai công tác chuyển đổi số một cách bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả, đạt nhiều kết quả tích cực, có mặt nổi trội.

Ninh Thuận đã xây dựng hạ tầng dùng chung với công nghệ điện toán đám mây (private cloude) sử dụng cho toàn tỉnh; hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư; đã triển khai thí điểm phát sóng 5G tại 75 trạm; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 87,5%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng cố định đạt 81,7% cao hơn mức trung bình cả nước là 81%, xếp hạng 15 toàn quốc....

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận còn chỉ ra  những hạn chế về công tác chuyển đổi số.

Đó là chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chưa mạnh, mặc dù chỉ số chuyển đổi số DTI tuy được cải thiện, nhưng vẫn cần triển khai quyết liệt hơn nữa; tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra; tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh chưa nhiều, tính đồng bộ, liên thông dịch vụ công chưa cao; người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều về thực hiện dịch vụ công toàn trình...

Do đó, Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận mong muốn Hội thảo đi sâu vào các giải pháp nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyển đổi số tỉnh  gồm về hạ tầng công nghệ thông tin; số hóa dữ liệu, dữ liệu nền tảng số và an toàn dữ liệu trong thời đại trí tuệ nhân tạo; an ninh mạng và thách thức đối với hệ thống internet vạn vật IoT.

Mục tiêu là để phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phù hợp, đảm bảo tính khả thi và thống nhất để triển khai trong thời gian đến. 

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận Đào Xuân Kỳ thông tin, về kinh tế số, Ninh Thuận phát triển trên 4 trụ cột gồm công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số
Theo ông Đào Xuân Kỳ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận , về kinh tế số, Ninh Thuận phát triển trên 4 trụ cột gồm công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số.

Tại hội thảo, các chuyên gia có báo cáo các chuyên đề về giải phát hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp; giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin điện toán đám mây; nguy cơ đe dọa an ninh mạng; giải pháp số hóa, dữ liệu nền tảng số; giải pháp chuyển đổi số hộ tiểu thương và hộ kinh doanh; an toàn dữ liệu trong thời đại trí tuệ nhân tạo; giải pháp thông báo thông minh…

Ông Dương Công Đức, Giám Đốc Trung tâm Đô thị Thông minh, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội đánh giá tỉnh Ninh Thuận triển khai khá tốt về chuyển đổi số quy hoạch, phát triển hạ tầng mạng, các trung tâm dữ liệu tích hợp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc đầu tư các lĩnh vực này vẫn cần phải nâng cấp rất nhiều…

Quảng Nam tổ chức cuộc thi về chuyển đổi số
Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, tỉnh Quảng Nam nỗ lực tuyên truyền để người dân tiếp cận với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư