
-
Chuyên gia Deloitte khuyến nghị ngân hàng Việt tăng thu ngoài lãi, cắt giảm chi phí
-
Nợ xấu "chạy" nhanh hơn tín dụng - nỗi lo khi tính toán bỏ "room"
-
Cục Thuế gỡ vướng về thuế giá trị gia tăng với thư tín dụng (L/C)
-
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể
-
Vàng quốc tế leo lên mức 3.055 USD/ounce, giá vàng miếng SJC gần 102 triệu đồng/lượng -
Vẫn có 7 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ quý I/2025, bất động sản áp đảo
Cân đối giữa ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng
Trong bản Cập nhật tình hình kinhtế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá, trong bối cảnh lạm phát ở mức vừa phải, chính sách tiền tệ và tín dụng tiếp tục cân đối giữa ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
Tỷ giá được duy trì ổn định và dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng. NHNN tiếp tục duy trì tỷ giá VND/USD trong một biên độ hẹp, cho phép tỷ giá trung tâm mất giá 1,4% trong 10 đến 11 tháng đầu năm. Cách làm đó giúp duy trì tỷ giá thực đa phương (REER) ở mức cao đối với đồng nội tệ và tạo điều kiện tiếptục tăng dự trữ ngoại hối.
![]() |
. |
Ông Eric Sigwick – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng: “Tôi nghĩ năm 2017 là năm thành công chung của Chính phủ Việt Nam và NHNN. Tốc độ tăng trưởng GDP đang hướng tới mục tiêu 6,7% cho cả năm- mục tiêu mà nhiều năm trước không thể đạt được. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, dưới 4%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 18% có thể đạt được. Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định. Đặc biệt, NHNN đã rất thành công trong việc tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục, trên 46 tỷ USD. Đây sẽ là dự trữ an toàn cho Việt Nam trong tương lai”.
Ổn định ở khu vực ngân hàng tiếp tục được cải thiện
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng được WB ghi nhận. Các chuyên gia của WB cho rằng, Nghị quyết 42 mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2017 đã giải quyết được một số trở ngại để xử lý nợ xấu hiệu quả, bao gồm cả các biện pháp cải thiện để bên cho vay có khả năng thực thi hiệu lực đối với tài sản đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi tài sản thế chấp và giải chấp nợ xấu. Nghị quyết 42 cũng tạo điều kiện tăng cường giao dịch nợ xấu trên thị trường thứ cấp.
Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng đã được Quốc hội thông qua vào phiên họp tháng 11. Nghị quyết số 42 và Luật về các tổ chức tín dụng sửa đổi đã tạo nền tảng cho Đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 mới được thông qua. Văn bản pháp quy hướng dẫn triển khai các nguyên tắc Basel II cũng đang được xây dựng và dự kiến sẽ cải thiện về quản lý rủi ro ở các ngân hàng và xử lý được những rủi ro quan trọng trong các hoạt động ở khu vực ngân hàng. NHNN cũng đang nỗ lực xác định những ngân hàng yếu kém và xử lý rủi ro hệ thống do các ngân hàng đó gây ra.
Đồng quan điểm, ông Eric Sigwick nhìn nhận: “Tôi nghĩ Hệ thống ngân hàng đã hoạt động khá tốt trong năm nay. Đặc biệt, ngành Ngân hàng cũng đón nhận nhiều tin tích cực khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng. Đây sẽ là các văn bản pháp lý quan trọng để tạo ra một cơ chế đồng bộ - nối tiếp bởi các biện pháp triển khai giúp xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu, khơi thông dòng vốn đang bị đóng băng tại VAMC.
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết và Luật sửa đổi là một bước đi quan trọng đầu tiên, vấn đề tiếp theo cần quan tâm đó là làm thế nào để triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, khi nhìn tổng quan chung, triển vọng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh bởi những bứt phá này. Cũng chính bởi sự thay đổi này mà mới đây tổ chức tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng tín nhiệm xếp hạng hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ ổn định lên tích cực”.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá: “Giai đoạn 1 của Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đã mang lại kết quả quan trọng, đó là đảm bảo được sự ổn định của hệ thống các TCTD, kể cả những NH được NHNN mua lại thành ngân hàng 100% vốn Nhà nước, hiện nay các TCTD này cũng đang hoạt động tích cực. Giai đoạn 2 có những điều kiện thuận lợi là Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu Luật sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD. Đây là những điều kiện pháp lý thuận lợi để đẩy nhanh, hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD trong năm 2018 và những năm tiếp theo”.
“Có thể nói trong suốt quá trình tái cơ cấu ngân hàng, một trong những nguyên tắc và quan điểm xuyên suốt của NHNN là phải đảm bảo được sự ổn định hoạt động của các TCTD, kể cả những TCTD yếu kém. Nguyên tắc đó đã và đang được triển khai bằng nhiều giải pháp. Một nguyên tắc quan trọng khác là đảm bảo quyền lợi người gửi tiền. Tất cả những người gửi tiền tại tại TCTD Nhà nước hay tại TCTD cổ phần và ngay cả tại các Qũy TDND, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng sẽ được đảm bảo. Đây cũng là quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD” – ông Tú nhấn mạnh.

-
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể -
Vàng quốc tế vượt 3.100 USD/ounce, giá SJC tiến tới 104 triệu đồng/lượng -
Vàng quốc tế leo lên mức 3.055 USD/ounce, giá vàng miếng SJC gần 102 triệu đồng/lượng -
Vẫn có 7 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ quý I/2025, bất động sản áp đảo -
Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% -
Tỷ giá "nóng ran", vàng lấy lại mốc 100 triệu đồng/lượng -
Vàng quốc tế biến động giảm, giá SJC lấy lại mốc 100,5 triệu đồng/lượng
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản