Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Nhìn nhận khách quan vai trò của FDI
Bảo Duy - 11/11/2014 08:22
 
Thêm một lần, tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới kinh tế Việt Nam lại nổi lên với nhiều tranh luận. Vấn đề càng nóng hơn nhất là khi kết quả nghiên cứu mới được công bố về tác động lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI tới khu vực doanh nghiệp trong nước không mấy tích cực.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Yên Bái tạo đột phá để thu hút FDI
Kéo vốn tư nhân Hàn Quốc vào nông nghiệp Việt Nam
SHTP thu hút FDI đạt mức kỷ lục
FDI vào Việt Nam: Hàn Quốc vững ngôi đầu
Tạo tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI
Hạ tầng khu công nghiệp hút vốn FDI

Sẽ cần có thêm những nghiên cứu thực tiễn ở nhiều góc độ để đánh giá, như chính các chuyên gia tham gia kháo sát đề nghị, song có hai điều có thể khẳng định ngay.

   
  Tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP củ Việt Nam đã tăng từ 2% GDP năm 1992 lên mức 20% như hiện nay  

Một là, FDI là bộ phận của hoạt động đầu tư quan trọng trên toàn cầu, bất kể đó là nền kinh tế phát triển nhất thế giới hay ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hai là, hiệu quả của dòng vốn này trong các nền kinh tế, tác động của nó tới khu vực đầu tư trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Chính phủ nước nhận đầu tư.

Nhìn vào Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR) của Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) có thể thấy rõ điều này.

Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu; FDI vào các nước phát triển cũng đã tăng 9%, lên 566 tỷ USD; các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI. Trong bức tranh này, Mỹ đang đứng đầu về thu hút dòng vốn FDI.

UNCTAD đã dự báo, dòng vốn FDI sẽ tăng lên 1.600 tỷ USD trong năm 2014, trước khi tiếp tục tăng lên 1.700 tỷ USD trong năm tiếp theo và 1.800 tỷ USD vào năm 2016. Trong đó, phần lớn vốn FDI sẽ chảy vào các nước phát triển. Lượng vốn FDI đổ vào một số thị trường mới nổi có thể sẽ giảm do kinh tế phục hồi yếu ớt, chính sách tài chính và chính trị bất ổn…

Rõ ràng, phân công lao động quốc tế và những diễn biến kinh tế toàn cầu đã tạo nên những chuyển dịch của FDI cũng như những xu hướng mới trong hợp tác đầu tư toàn cầu. Bởi vậy, trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và đa phương, điều khoản liên quan đến đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn và thường là nguyên cớ của những trì hoãn trong đàm phán. Ở mức độ phát triển nào, chính phủ các nền kinh tế luôn cố gắng ở mức cao nhất trong việc tận dụng tác động tích cực của FDI, giảm tối đa những bất lợi có thể có khi thu hút FDI.

Tại Việt Nam, FDI đang tăng dần tỷ trọng trong GDP. Báo cáo tổng kết 25 năm FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích, tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP đã tăng từ 2% GDP năm 1992 lên 12,7% năm 2000; 16,98% (2006); 18,97% (2011) và nay là 20%. Trong hoạt động xuất khẩu, từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp tới 66,87% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vào năm 2013. 10 tháng đầu năm 2014, khu vực FDI xuất khẩu 82,5 tỷ USD, tăng 13,6%, đóng góp 67% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và vẫn liên tục xuất siêu.

Như vậy FDI đang ghi dấu ấn rõ nét hơn trong tác động tới tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, cho dù sức lan tỏa của FDI tới khu vực doanh nghiệp trong nước chưa thực sự lớn như kỳ vọng, nhưng những định hướng chính sách mới trong thu hút FDI đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu, cơ hội để chuyển giao công nghệ, tăng năng suất...

Tất nhiên, không thể phủ nhận những mặt tồn tại của khu vực này trong nền kinh tế, nhất là những hiện tượng xả thải ra môi trường; chuyển giá; mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động hay tình trạng đưa máy móc, thiết bị đã lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam…

Song, một lần nữa phải khẳng định, nhu cầu giảm thiểu các tác động bất lợi, khơi thông những lợi ích của khu vực FDI phụ thuộc phần lớn vào chính sách thu hút FDI của Chính phủ. Vào thời điểm này, khuyến nghị về tập trung thu hút đầu tư FDI vào các ngành thượng nguồn, các tập đoàn đa quốc gia đang được coi là cách đi hợp lý cho nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Cùng với đó, hệ thống chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng nguồn lực vào nghiên cứu, phát triển, tăng năng lực công nghệ sẽ là điều kiện đủ để đảm bảo tác động tích cực của FDI được hấp thụ tối đa.

Không thu hút FDI bằng mọi giá

Không thu hút FDI bằng mọi giá

() Theo ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai triển khai thực hiện dự án nghiêm túc, đúng tiến độ, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt. Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trênđịa bàn tăng cao và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

Tìm động lực cho tăng trưởng kinh tế 2015

Tìm động lực cho tăng trưởng kinh tế 2015

() Kinh tế 2015 được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2014. Nhưng đâu sẽ là động lực tăng trưởng cho năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015?

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư