
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), mỗi năm, Việt Nam thải khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa trên đất liền và 0,28 đến 0,73 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương. Điều này đặt các doanh nghiệp dưới bài toán phải làm sao để xử lý hiệu quả nguồn rác thải nhựa, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Một tên tuổi đi tiên phong trong ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam chính là Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân, đơn vị sở hữu nhà máy tái chế nhựa hiện đại bậc nhất thị trường tính đến nay.
Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân cho biết hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam không mới. Tuy nhiên, với những công nghệ cũ, lượng nhựa tái chế ra vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Đây là động lực thôi thúc Duy Tân đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ "Bottle to Bottle"; trong đó mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa để dùng làm đầu vào sản xuất những chai nhựa mới, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.
Khởi công xây dựng từ tháng 6/2019, nhà máy nhựa Duy Tân có diện tích 65.000 m2 tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, tỉnh Long An. Hiện nhà máy có công suất sản xuất 30.000 tấn nhựa/năm, kế hoạch giai đoạn 2 sẽ nâng công suất xử lý lên 60.000 tấn nhựa/năm, tương đương 4,6 tỷ chai nước sẽ được tái chế.
“Nếu như trước đây sản phẩm chai nhựa chỉ có 1 vòng đời thì hiện tại đã tăng lên gấp 50 lần. Đây là bước tiến lớn cho ngành tái chế nói chung và nhựa tái chế nói riêng”, ông Lê Anh khẳng định.
![]() |
Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân. Ảnh: Chí Cường. |
Theo đại diện nhựa Duy Tân, trong khi nhiều người vẫn nghĩ tái chế là hành động mang tính trách nhiệm thì trên thế giới, đây là một thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội hấp dẫn. Từ chỗ phải bỏ đi, rác thải đã trở thành nguồn tài nguyên đầu vào cho nhiều hoạt động sản xuất. Như tại Duy Tân, hạt nhựa tái sinh của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng nhận từ Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), phù hợp để sản xuất bao bì cho ngành thực phẩm, bao gồm cả nước uống.
Ông Lê Anh đánh giá ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam đang bước đầu hình thành, thể hiện qua sự quy tụ của các hiệp hội tái chế bao bì giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa,…từ đó mang tới kỳ vọng về một môi trường xanh, sạch hơn. Tuy nhiên, một thực trạng không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á khác, đó là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn chưa tốt.
Ví dụ với nhựa Duy Tân, doanh nghiệp thu về thu về 100 tấn nhựa thì chỉ sử dụng 50 tấn để tiếp tục tái chế thành chai nhựa; phần còn lại phải chuyển sang tái chế các sản phẩm thấp hơn như xơ sợi dùng cho dệt vải.
“Việc phân loại không tốt khiến tỷ lệ tái chế không cao. Chưa kể, nhiều người tiêu dùng còn e ngại với sản phẩm tái chế. Tôi hy vọng trong năm 2024, Việt Nam sẽ có nhiều chương trình nâng cao nhận thức người dùng để cùng nhau tái chế các sản phẩm”, đại diện nhựa Duy Tân cho biết.

-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển -
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng -
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu