
-
Hệ thống y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới
-
Đa số các học sinh của Trường Tiểu học Kim Giang bị ngộ độc đã xuất viện
-
Thông tin về nguyên nhân khiến 50 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nghi ngộ độc thực phẩm
-
Tin mới về y tế ngày 29/3: Xử phạt hành chính một công ty dược phẩm 340 triệu đồng; Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng chống HIV/AIDS
-
Thủ tướng tặng Bằng khen cho các bác sĩ phẫu thuật thành công ca bệnh khó -
Gần 4% mẫu dược liệu được kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Sau tiêm vắc-xin mũi 3, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng thông thường như đau tại vị trí tiêm, sốt, sưng hạch vùng nách, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt nhẹ. Sưng hạch vùng nách thường gặp hơn sau tiêm mũi 2.
![]() |
Phản ứng sau tiêm, chứng chỉ công nhận là những điều mà người dân cần biết sau tiêm vắc-xin mũi 3. |
Đây là những phản ứng thông thường và sẽ hết sau 1-2 ngày. Đối với các phản ứng này, nên hạn chế cử động mạnh vùng tiêm để giảm bớt triệu chứng.
Người dân không nên bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì (lá cây, dầu gió, trứng gà...) vào chỗ sưng đau. Có thể dùng thuốc hạ sốt để uống khi sốt hoặc để giảm đau.
Các phản ứng sau tiêm thường xuất hiện trong vòng 30 phút hoặc 24 giờ sau tiêm, một số trường hợp có thể kéo dài 72 giờ.
Theo chuyên gia, người lớn tuổi ít bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ khi tiêm mũi 3 của Pfizer hay Moderna hơn so với những người từ 18 đến 64 tuổi.
Bên cạnh đó, cần theo dõi triệu chứng sau tiêm (ít xảy ra) do viêm cơ tim như tức ngực, khó thở, đánh trống ngực hay các triệu chứng của giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch như nhức đầu, đau bụng, khó thở nhìn mờ, co giật... Khi xuất hiện các triệu chứng trên cần thông báo ngay cho cơ quan y tế.
Ngoài ra, sau tiêm vắc-xin Covid-19, người dân nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất đạm, protein, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, trái cây, tránh hoạt động mạnh quá mức, không tập luyện nặng....
Cũng liên quan tới việc tiêm vắc-xin mũi 3 theo phản ánh của nhiều người dân, hiện sau khi tiêm xong mũi 3, trên app PC-Covid vẫn chưa cập nhật thông tin mũi 3.
Về điều này, ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết hiện ứng dụng PC-Covid đang được nâng cấp để cập nhật mũi tiêm mới cho người dân. Đối với ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử đã được hoàn thiên việc cập nhật mũi tiêm thứ 3.
Trước đây, khi Hà Nội tổ chức tiêm mũi 1 và mũi 2 đồng loạt cho người dân, các cơ sở y tế nhận được sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong việc nhập thông tin lên hệ thống.
“Hiện tiêm mũi 3 nhiều trạm y tế phải tự làm, nên chưa cập nhật thông tin lên hệ thống hoặc cập nhật sai thông tin người tiêm nên dẫn đến chậm trễ", ông Nam nói.
Ông Nam cho biết người dân sau khi tiêm nếu không được cập nhật mũi tiêm mới trên ứng dụng thì cần phản ảnh đến cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Người dân có thể truy cập https://www.tiemchungcovid19.gov.vn/ gửi phản ánh, bao gồm đầy đủ thông tin, ảnh chụp giấy xác nhận tiêm vắc-xin Covid-19. Hiện trên cổng thông tin tiếp nhận phản ánh tiêm mũi 1 và mũi 2, chưa tiếp nhận phản ánh tiêm mũi 3.
Cách thứ hai là gọi đến tổng đài 19009095 của Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 để phản ánh. Trong trường hợp người dân đã tiêm mũi 3 nhưng chưa được cập nhật trên ứng dụng, nhấn phím 5 để gặp trực tiếp tư vấn viên hỗ trợ.
Sau khi tiến hành các thao tác trên, nếu vẫn chưa được tiếp nhận thì người dân có thể đến trực tiếp cơ sở tiêm chủng, mang theo giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin để cán bộ y tế kiểm tra, cập nhật thông tin lên hệ thống.
Với thắc mắc của người dân về việc cập nhật mũi tiêm trên các ứng dụng có thay thế được giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 hay không, ông Nam cho biết hiện Bộ Y tế chưa bỏ giấy xác nhận đã tiêm Covid-19, mà đang thực hiện song song cả giấy xác nhận và trên ứng dụng.
Thông tin mũi tiêm được cập nhật trên ứng dụng là ghi nhận người dân đã tiêm Covid-19. Tuy nhiên, việc công nhận thì còn tùy thuộc các cơ quan, văn phòng, công ty.
Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng thông tin trên ứng dụng để xác nhận các mũi tiêm của người dân.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ Y tế vẫn chưa có quy định thông tin tiêm chủng trên ứng dụng thay thế cho giấy xác nhận tiêm vắc-xin Covid-19.
Giấy xác nhận vẫn là chứng nhận gốc cho việc người dân đã tiêm vắc-xin, và là căn cứ để nếu có phản ánh hoặc sai lệch thông tin sẽ dựa vào giấy xác nhận này để điều chỉnh. Vì vậy, người dân khi tiêm vắc-xin Covid-19 xong cần giữ lại giấy xác nhận đã tiêm chủng.
Được biết, ngày 7/1, Bộ Y tế mới ban hành mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19 mới có chỗ cho 7 mũi tiêm, trong đó liều cơ bản gồm 3 mũi, liều bổ sung 1 mũi và liều nhắc lại 3 mũi.

-
Đa số các học sinh của Trường Tiểu học Kim Giang bị ngộ độc đã xuất viện -
Thông tin về nguyên nhân khiến 50 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nghi ngộ độc thực phẩm -
Tin mới về y tế ngày 29/3: Xử phạt hành chính một công ty dược phẩm 340 triệu đồng; Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng chống HIV/AIDS -
Thủ tướng tặng Bằng khen cho các bác sĩ phẫu thuật thành công ca bệnh khó -
Gần 4% mẫu dược liệu được kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm chủng theo lịch -
Tin mới về y tế ngày 28/3: Tiêu hủy 11 lô thuốc Myomethol vi phạm chất lượng; Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/3
-
2 Nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng được nới room ngoại lên 49%
-
3 Thuê bao Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Itelecom, Local, Wintel chuẩn hóa thông tin cần chú ý gì?
-
4 Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam
-
5 Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023