-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang -
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư -
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng -
Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Đầu tư 2.971 tỷ đồng xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP
Phối cảnh Khu phức hợp WTC Gateway, trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam sắp động khởi công tại Bình Dương. Ảnh: WTC |
Loạt dự án trọng điểm
Được định hướng trở thành khu công nghiệp xanh thế hệ mới của tỉnh, Khu công nghiệp Cây Trường được quy hoạch với quy mô 700 ha, tổng vốn đầu tư hơn 5.400 tỷ đồng do do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.
Khu công nghiệp Cây Trường được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 vào tháng 11/2023. Khu này rộng 700 ha, quy mô lao động 35.000 người và tổng vốn đầu tư 5.459 tỷ đồng.
Theo ông Giang Quốc Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Becamex IDC, hiện các thủ tục pháp lý của Khu công nghiệp Cây Trường đã hoàn tất. Khi vào hoạt động, khu công nghiệp này được định hình là nơi tập trung các doanh nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên sản xuất xanh, đổi mới sáng tạo và sinh thái gắn với bảo vệ môi trường.
Khu công nghiệp Cây Trường là khu công nghiệp tập trung, đa ngành với các loại hình công nghiệp thu hút các dự án đầu tư có các ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là dự án được mong đợi ở Bình Dương trong những năm qua, nhằm tiếp tục tạo mặt bằng sạch thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn xây dựng nhà máy. Bên cạnh đó, tạo hạ tầng đón nhà máy di dời phía nam Bình Dương lên.
Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối của Khu công nghiệp với tuyến giao thông huyết mạch của Bình Dương cũng được chú trọng. Điển hình là tuyến đường 10 làn chạy qua Khu công nghiệp cũng được đầu tư. Tuyến đường này nối Khu công nghiệp Cây Trường với Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, Khu công nghiệp Bàu Bàng và đường Mỹ Phước Tân Vạn.
Lễ động thổ khu công nghiệp này cũng sẽ được diễn ra trong chuỗi sự kiện công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 vào ngày 25/9.
Một trong những dự án trọng điểm khác là Khu phức hợp WTC Bình Dương (WTC Gateway) cũng sẽ được ra mắt trong dịp này.
Theo đó, WTC Gateway là khu phức hợp diện tích 168.000 m2 bao gồm trung tâm mua sắm và trung tâm nghệ thuật - văn hóa - thể thao, trung tâm triển lãm. Nơi đây được kỳ vọng thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư, kinh doanh, công nghệ, nhân tài, chuyên gia trong và ngoài nước.
Bà Huỳnh Đinh Thái Linh, Giám đốc điều hành WTC Bình Dương cho biết, với những định hướng của địa phương, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm giao thương thương mại thế giới mới kết nối không chỉ giao thương các tỉnh trọng điểm phía Nam mà của toàn cầu. Những hoạt động giao thương, kết nối mang tầm quốc tế sẽ là động lực để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng chiến lược kinh doanh, phát triển. Và việc WTC hình thành sẽ là trung tâm kết nối thuận tiện hơn những sự kiện giao thương đa ngành.
WTC Gateway là dự án đầu tư xây dựng này gồm Trung tâm thương mại - Nhà thi đấu đa năng - Quảng trường - Cửa hàng thương mại, Ki ốt thuộc dự án Khu văn hóa thương mại dịch vụ - nhà ga trung tâm A1 do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, WTC Gateway là điểm đô thị theo mô hình phát triển đô thị ở gần trục giao thông công cộng (TOD) đầu tiên của tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích khoảng 7 ha, có nhà ga trung tâm kết nối với TP. Thủ Đức và tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM.
Theo quy hoạch, khu vực này gồm quần thể trung tâm tài chính ngân hàng, hội nghị quốc tế, khách sạn, khu mua sắm, khu văn phòng... Xung quanh vòng xoay là những dự án tổ hợp như các căn hộ, văn phòng cho thuê.
Sau khi hoàn thành, WTC Gateway dự kiến là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Bình Dương đã và đang gấp rút triển khai và thực hiện 4 dự án giao thông trọng điểm, mang tính kết nối vùng gồm: Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Kỳ vọng sẽ cải thiện và nâng cấp hạ tầng địa phương nhằm hút mạnh đầu tư vào Bình Dương trong thời gian tới.
Nỗ lực đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương
Bên cạnh các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên như diện tích, dân số, đơn vị hành chính trực thuộc và cơ cấu trình độ kinh tế - xã hội, thì điều kiện để một địa phương cần để đạt thành phố trực thuộc Trung ương gồm: thu chi ngân sách đủ; Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước 1,75 lần; Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%); Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường đạt 90%.
Theo quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 5/8/2024. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại họp báo ngày 19/9/2024, ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho biết, đây là mục tiêu lớn dài hơi và đầy tính thách thức, tỉnh đặt ra ngưỡng để đi trước triển khai, phấn đấu thực hiện.
Trong thời gian tới, Bình Dương thực hiện 37 nhiệm vụ. Sở sẽ tham mưu kế hoạch chi tiết để tỉnh thực hiện chi tiết từng nhiệm vụ để đạt mục tiêu trên. Đồng thời địa phương sẽ đầu tư thêm rất nhiều hạ tầng giao thông, xã hội, giáo dục và các phúc lợi khác để nâng cao đời sống của người dân.
Như vậy, từ nay đến năm 2030, tỉnh tập trung phát triển đô thị công nghiệp và công nghệ; phối hợp xây dựng, hoàn thiện các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, xây dựng, phát triển các trung tâm phức hợp về đô thị - công nghiệp - dịch vụ cấp vùng, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung cấp tỉnh, tái phát triển các khu vực đô thị phía Nam.
-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang -
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư -
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng
-
Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Đầu tư 2.971 tỷ đồng xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP -
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 -
Kon Tum: Kiên quyết thu hồi, chấm dứt dự án điện chậm tiến độ -
Sôi động thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -
Cần Thơ đề ra nhiệm vụ, giải pháp cấp bách đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá