-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Ông Theodore Knipfing, Giám Đốc Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương |
Ông Theodore Knipfing, Giám Đốc Bộ phận Bán lẻ Cushman & Wakefield châu Á – Thái Bình Dương đã chia sẻ về thị trường bán lẻ Việt Nam trong việc thu hút các thương hiệu nước ngoài gia nhập thị trường.
Trước ngưỡng cửa TPP, rất nhiều người hào hứng và trông đợi Hiệp định này sẽ làm thay đổi và phát triển thị trường bán lẻ. Liệu Việt Nam có bị biến động mạnh hơn?
Tôi đồng ý là Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường, tuy nhiên chắc chắn không phải doanh số bán lẻ đột nhiên tăng đột biến hay sự gia nhập rầm rộ của các nhà bán lẻ nước ngoài chỉ sau một đêm.
Chính những thành phần tham gia vào thị trường bán lẻ hiện nay sẽ giúp các nhà bán lẻ nước ngoài quyết định gia nhập thị trường hay không? Họ là những nhà làm chính sách, các nhà bán lẻ trong nước, các nhà phát triển bất động sản bán lẻ, người dân… Họ không chỉ kích thích kinh tế từ hoạt động mua sắm đơn thuần mà cung cấp những tiện ích nhằm làm thay đổi thói quen người dân khi mua sắm (từ chợ truyền thống chuyển sang siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại…), thay đổi thói quen sinh hoạt (ăn uống tại nhà hàng, vui chơi cuối tuần..), cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với giá cả vừa phải, nâng lương nhằm tăng khả năng chi trả, cải thiện đường sá đô thị, tiện ích hạ tầng….
Một khi thị trường bán lẻ Việt Nam bổ sung thêm các mảnh ghép đang còn thiếu để trở thành một thị trường trưởng thành hơn, thì các nhà bán lẻ nước ngoài ngay lập tức sẽ nhìn ra được và gia nhập thị trường ngay mà chúng ta không cần phải làm gì nhiều để thu hút cả.
Tôi nghĩ thông điệp của TPP mang đến chính là “cơ hội và thách thức”, rất nhiều thứ sẽ thay đổi, không chỉ đơn thuần các rào cản thương mại, hàng rào thuế quan…mà còn là vấn đề thói quen sinh hoạt và mua sắm của người dân sẽ tác động rất lớn đến thị trường bán lẻ, kể cả việc cải thiện sức khỏe nền kinh tế.
Theo ông thì ngành hàng nào của thị trường bán lẻ đang nóng và đang thu hút nhà đầu tư nhất?
Thị trường hàng hóa cao cấp chỉ chiếm 5% phân khúc thị trường bán lẻ và có đối tượng khách hàng riêng biệt. Để phát triển bền vững, các bạn nên tập trung vào thị trường 90 triệu dân Việt Nam và tìm cách tái định vị vai trò của các bạn đối với cuộc sống của họ, thay đổi thói quen sinh hoạt và mua sắm của họ.
Thị trường hàng hóa cao cấp chỉ chiếm 5% phân khúc thị trường bán lẻ và có đối tượng khách hàng riêng biệt |
Đặc biệt, trả lời được câu hỏi trung tâm thương mại/cửa hàng tiện ích/siêu thị của các bạn đã thu hút được người dân đến mức độ nào?. Chiếm bao nhiêu % thời gian trong cuộc sống của họ, có quan trọng đối với cuộc sống của họ không?. Đây là những câu hỏi có tính then chốt đến chiến lược kinh doanh và phát triển của họ.
Một khía cạnh quan trọng nữa cần nói đến chính là sức mua. Việt Nam là một trong những quốc gia có sức mua tăng trưởng nhất tại châu Á và vẫn đang tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần phải nói một chút xung quanh vấn đề này, ví dụ như việc đi du lịch, tỷ lệ người dân đi du lịch nước ngoài tại Việt Nam chiếm khoảng 5% dân số nhưng nếu những người đi du lịch này không biết, không thấy và không tìm hiểu về các thương hiệu nước ngoài khi đi du lịch thì rất ít khả năng họ sẽ mua những thương hiệu này khi họ có mặt tại Việt Nam.
Như vậy, để thị trường trưởng thành thì phải có sự thay đổi một cách đồng bộ.
Vậy sau khi gia nhập TPP, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn và người dân sẽ tăng khả năng tiếp cận được với hàng hóa nằm trong khả năng chi trả của họ, điều này sẽ cải thiện được thói quen mua sắm của họ không?
Theo tôi được biết thì tại đa số các nước châu Á, mức thuế cao nhất được áp dụng cho hàng hóa xa xỉ, nằm trong khoảng 20 – 30%, và các mặt hàng này không bị ảnh hưởng gì bởi TPP vì vẫn bị đánh thuế như thường.
Chỉ có các loại hàng hóa tầm trung, phổ thông sẽ được hưởng lợi nhiều nhất vì hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Lợi ích lớn nhất mà TPP mang lại chính là sự lưu thông hàng hóa, tư do thương mại.
Quay trở lại với việc mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh của các nhà bán lẻ, họ sẽ tìm kiếm các nước nằm cùng trong một khu vực có vị trí liền kề nhau như Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Hàng hóa tập trung tại một nước và vận chuyển qua các nước lân cận sẽ nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc vận chuyến qua các nước khác khu vực, hơn nữa vận chuyển hàng hóa giữa các nước liền kề này thì thuế suất rất thấp, thập chí không có thuế. Họ sẽ ngày càng tập trung nguồn lực và đầu tư vào các thị trường tiềm năng nằm trong cùng một khu vực địa lý.
Vậy thách thức đối với các thương hiệu này là gì?
Một trong những khó khăn lớn nhất cho những nhà bán lẻ chính là nhìn mọi vấn đề ở quy mô toàn cầu nhưng phải phân bố nguồn lực một cách phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cho thương hiệu và cho cổ đông.
Một quốc gia có thể có sự tăng trưởng lợi nhuận cao, thị trường bán lẻ rất tiềm năng nhưng nếu đó là một thị trường nhỏ hoặc nhỏ hơn các quốc gia như Indonesia, Ấn Độ hay Trung Quốc thì thứ tự ưu tiên sẽ phải được xem lại.
Nếu các quốc gia nằm gần nhau tạo thành một thị trường chung có các quy định dành cho nhà bán lẻ tương đồng, thuế suất ít hơn (Liên minh châu Âu là một ví dụ) thì các nhà bán lẻ sẽ xem xét việc tiến vào thị trường chung này. Bởi lúc này nó là một thể thống nhất, nhân lực của họ cũng tinh gọn hơn rất nhiều chứ không phải chia ra từng nhóm phụ trách từng nước với các quy trình được lặp lại ở từng quốc gia.
H&M, ZARA là đối thủ của nhau nhưng họ thường đi chung với nhau trong một trung tâm thương mại vì điều này sẽ mang nhiều khách hàng đến mua sắm hơn |
Giống như những thương hiệu H&M hay ZARA, họ thường đi chung với nhau trong một trung tâm thương mại bởi vì điều này sẽ mang lại nhiều khách hàng đến mua sắm hơn. Cũng như vậy, các nước thành viên của TPP nên sát cánh hỗ trợ nhau để mang lại lợi ích rộng rãi hơn cho người dân các nước thành viên. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau trong một vài mặt nhưng nếu cùng nhìn về đại cục thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên, và đó cũng là mục đích của các Hiệp định thương mại nói chung.
Còn rào cản nào nữa không, thưa ông?
Đó là làm sao tạo được lòng tin từ người tiêu dùng, những người bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu hàng cao cấp. Tâm lý chung của họ là thường không mấy tin tưởng vào hàng cao cấp họ mua trong nước hoặc tại các nước đang phát triển.
Singapore là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch Việt Nam nhất. Nếu giá cả hàng hiệu tại TP.HCM cao hơn thì người dân nơi đây sẵn sàng bay qua Singapore để mua sắm |
Một điều nữa không thể không nhắc đến chính là số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, 3 địa điểm mà người Việt Nam mong muốn đến nhất là Paris, New York và Singapore nhưng thực tế thì Singapore, Thái Lan, Campuchia và Myanmar lại là những nơi mà người Việt đi du lịch nhiều nhất.
Ngoài ra, hình thức thanh toán bằng thẻ. Với một quốc gia mà hình thức thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 5% so với các hình thức thanh toán khác như Việt Nam thì thị trường cần thêm thời gian để đạt đến sự phát triển cần có.
Vậy ông sẽ nói gì với các thương hiệu cao cấp nếu họ muốn vào thị trường Việt Nam?
Tôi sẽ khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam theo hình thức trực tiếp vì mức thu nhập người dân đang được tăng lên tương ứng với khả năng chi tiêu. Việc họ phải làm là quảng bá thương hiệu đến khách hàng, tính toán để giá cả hợp lý nhất có thể vì khách hàng hiện nay cực kỳ nhạy bén và thông minh, họ có internet để kiểm tra giá cả.
Họ có thể biện hộ là do chi phí trung gian, lãi suất… khiến giá cả đội lên và dồn hết chi phí này cho khách hàng. Việc này sẽ khiến khách hàng có ấn tượng xấu về thương hiệu và họ nghĩ nhà sản xuất tham lam.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025