-
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam -
Eximbank công bố nghị quyết về tờ trình ĐHCĐ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính -
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025 -
VietBank báo lãi trước thuế tăng 96% -
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE -
Một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
Cổ đông Ngân hàng Bản Việt đã thông qua phương án phát hành cổ phần tăng thêm tối đa gần 1.000 tỷ đồng trong quý I/2021.
Đồng thời, nhà băng này cũng vừa chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản ủy quyền Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tối đa mức 30%, nhằm hút vốn ngoại, tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh.
Nam A Bank đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng, trong đó có phương án phát hành 57 triệu cổ phiếu (tương đương 570 tỷ đồng) để chi trả cổ tức với tỷ lệ 12,4878% và chào bán 143 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 1.430 tỷ đồng).
Trong kế hoạch tăng vốn nói trên, Ngân hàng sẽ chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài tỷ lệ quy định. Ngoài ra, Nam A Bank cũng đang hoàn tất hồ sơ chuyển niêm yết cổ phiếu sang sàn HOSE, thay vì giao dịch trên UpCom với mức giá đang xoay quanh 14.200 đồng/cổ phiếu.
OCB cho biết, kế hoạch Ngân hàng sẽ bán tiếp 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho Aozora Bank - 01 trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản trong tháng 6/2020.
Thế nhưng, do việc đàm phán chưa kết thúc, trong khi OCB phải đưa cổ phiếu niêm yết sàn Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Vì thế, Ngân hàng đã hoàn tất thủ tục niêm yết và sau đó sẽ khởi động triển khai bán thêm vốn cho nhà đầu tư ngoại.
Ngày 28/01/2021 vừa qua, OCB sẽ chính thức niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ 10.959 tỷ đồng. Tạm tính theo giá chào sàn là 22.900 đồng/cổ phiếu thì mức vốn hóa thị trường của OCB là 25.096 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD), nằm trong Top 30 tại HOSE (tính vào ngày 21/01/2021).
Với NCB, ngân hàng này lên kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và được cổ đông thông qua từ năm 2017. Tuy nhiên, theo HĐQT NCB, Ngân hàng sẽ không chọn bằng mọi giá, mà dựa trên các tiêu chí đã được đặt ra để tìm đối tác phù hợp.
Vietbank, SCB... cũng cho biết, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh. Trong đó, SCB đã trình cổ đông thông qua phương án tăng thêm 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ tại kỳ họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường cuối năm 2020.
Cụ thể, theo kế hoạch trong năm 2021, SCB sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng, đưa mức vốn điều lệ từ 15.231 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng.
Theo phương án tăng vốn trong thời gian tới, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện là 32,92%.
Số vốn tăng thêm sẽ được ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh.
Trước đó, SCB cũng cho hay, Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài để bán một phần vốn, nhằm nâng cao tiềm lực tài chính sau khi hoàn tất tài cơ cấu và tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo quy định tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30% vốn.
Hiện tại, nhiều ngân hàng Việt Nam đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, song cũng còn không ít ngân hàng vẫn còn nguyên room ngoại. Đó là chưa kể với các ngân hàng đang tái cơ cấu hay 3 ngân hàng “0 đồng”, đối tác nước ngoài có thể mua 100% vốn nếu được sự đồng ý của Chính phủ, nên cơ hội là rộng mở với các nhà đầu tư này.
Mặt khác, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các ngân hàng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room. Cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank).
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS), các ngân hàng VIB, VPBank, Techcombank và ACB là những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của các ngân hàng châu Âu theo EVFTA. Hiện ACB đã cạn room ngoại, Techcombank, VIB và VPBank hạ room ngoại về các mức tương ứng 22,5%, 20,5% và 15%.
-
VietBank báo lãi trước thuế tăng 96% -
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE -
Một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu -
Lợi nhuận các ngân hàng phân hóa mạnh -
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng -
Vàng miếng SJC tiếp tục giảm 500.000 đồng/lượng, tỷ giá USD nhích tăng -
Agribank chính thức ra mắt giải pháp Open Smartbank
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số