
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
Mùa đại hội đồng cổ đông 2018 của ngành ngân hàng đã chính thức bắt đầu với đại hội tại một ngân hàng TMCP. Đây cũng là trường hợp cá biệt khi 8 năm liền không trả cổ tức. Với những cổ đông đã nhiều tuổi, liệu ngân hàng này có tính đến khía cạnh thời gian đằng đẵng đó có thể trở nên vô tình?
![]() |
HDBank là ngân hàng có truyền thống chi trả cổ tức lớn và nhanh |
Dù vậy, đại hội đồng cổ đông ngân hàng trên tiếp tục thông qua việc không trả cổ tức, với ý nghĩa là "cơm chưa ăn, gạo còn đó" và vì lợi ích chung của ngân hàng về củng cố tiềm lực vốn. Lợi nhuận không trả cổ tức suốt 8 năm đồng nghĩa với việc ngân hàng này dồn tích nguồn lực và nguồn lợi như một điểm hấp dẫn thu hút cổ đông, nhà đầu tư mới. Đặc biệt, năm nay, ngân hàng này xác định đưa cổ phiếu lên niêm yết.
Ngân hàng nêu trên cũng là trường hợp đầu tiên trong khối ngân hàng TMCP tư nhân, tính đến thời điểm này, đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận năm nay ở con số 10.000 tỷ đồng. Lợi nhuận tiếp tục dự kiến tăng trưởng mạnh, vì vậy, dù treo cổ tức, nhưng hẳn phần lớn cổ đông hài lòng (với tỷ lệ biểu quyết các vấn đề cao).
Ngược lại, Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) sắp tới có phần khác. Theo thông tin ban đầu từ HDBank, sau kết quả lợi nhuận vượt xa chỉ tiêu năm qua, Ngân hàng tiếp tục chi trả cổ tức cao, cùng với cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Dự kiến mức chi trả có thể lên tới 30%, chi tiết sẽ được trình tại đại hội.
HDBank là trường hợp có truyền thống chi trả cổ tức lớn và nhanh. Thậm chí có năm, khi mà nhiều nhà băng không trả cổ tức, hoặc chỉ trả các mức dưới 5%, chủ yếu bằng cổ phiếu, thì HDBank trả luôn 10% bằng tiền mặt và "ting ting" vào tài khoản cổ đông khi họ đang ngồi họp.
Cũng như HDBank, năm qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam (về con số tuyệt đối), có cơ sở để trình Đại hội đồng cổ đông tới đây một tỷ lệ chi trả cao, mà thị trường đang có những đồn đoán là cao hiếm có trong lịch sử hệ thống các tổ chức tín dụng nội địa.
HDBank, VPBank và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) những năm gần đây thường dẫn đầu hệ thống về tỷ lệ chi trả cổ tức. Họ là ngân hàng tư nhân, với mô hình và tính tự chủ cao hơn, nên linh hoạt hơn ở mức độ chi trả cổ tức.
Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước đang chiếm tỷ lệ sở hữu chi phối (Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Vietcombank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - BIDV, Ngân hàng TMCP Công thương - VietinBank), việc chi trả cổ tức năm nay vẫn đang để ngỏ.
Vì đặc điểm mô hình nhà nước còn chi phối tỷ lệ sở hữu, cổ tức liên quan đến ngân sách, nên việc chi trả bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu khó tự quyết. Nếu những nhà băng này được tự quyết trả bằng cổ phiếu để tăng vốn và giữ lại nguồn lực lợi nhuận củng cố năng lực tài chính, thì họ đã không gặp nhiều khó khăn trong 2 năm gần đây.
Với Vietcombank, lợi nhuận tạo kỷ lục trong năm 2017, nhưng để từ đó nâng mạnh tỷ lệ chi trả cổ tức, hoặc thưởng thêm cho cổ đông thì không dễ tự quyết. Vậy nên, năm nay, dự kiến đây vẫn là trường hợp có mức chi trả vừa phải.
Năm nay, dự kiến tiếp tục có những thành viên không trả được cổ tức, gắn với những câu chuyện riêng. Trước mùa đại hội này, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông kỳ vọng lần đầu tiên trong 4 năm qua họ có thể trở lại nhận cổ tức, dù với một tỷ lệ thấp. Thế nhưng, vụ việc lượng lớn tiền gửi của một khách hàng bị mất khiến cổ đông lại thêm nỗi niềm.
Còn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau năm đầu tiên tái cơ cấu theo đề án mới, lợi nhuận vượt xa chỉ tiêu, lượng lớn nợ xấu được xử lý, nhưng có chi trả được cổ tức hay không vẫn là câu hỏi chờ đại hội đồng cổ đông sắp tới.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng tài chính, nếu thực hiện hạch toán theo quy định như những nhà băng bình thường, việc Sacombank tiếp tục không trả cổ tức trong vài năm tới không có gì bất ngờ, ngoại trừ có tốc độ thần kỳ trong xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, cùng lợi nhuận vượt trội.
Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), dù lợi nhuận quý IV/2017 hạn chế, nhưng cả năm tăng trưởng mạnh và vượt xa chỉ tiêu. Theo đó, ngân hàng này đã công bố nâng tỷ lệ trả cổ tức năm nay, dự kiến là 15%. Song tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3, cũng như kỷ niệm tròn 10 năm có mặt trên thị trường, có lẽ nhiều cổ đông cũng tâm tư, khi Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng đã nói lời chia tay vì lý do sức khỏe…
Mỗi nhà băng có một câu chuyện riêng, nhưng tựu trung, mùa đại hội đồng cổ đông ngân hàng Việt Nam trong năm nay sẽ có không khí ấm áp hơn, vì hầu hết các thành viên đều đã đạt kết quả tốt hơn năm qua, cũng như đang đứng trước triển vọng tăng tốc trong năm 2018.

-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort