-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Chỉ số Nikkei 225 dẫn đầu làn sóng lên điểm tại khu vực với mức tăng 5,03%. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 dẫn đầu làn sóng tăng điểm trước các chỉ số lớn khác tại khu vực với mức tăng 5,03%. Đáng chú ý, cổ phiếu “nặng ký” của nhà bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Fast Retailing vọt lên 5,41% trong khi đó, chỉ số Topix tăng 4,45%.
Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng ghi nhận mức tăng điểm mạnh mẽ với 3,87%, còn chỉ số Kosdaq tăng 3,43%.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng vọt 4,08% nhờ hầu hết các nhóm cổ phiếu đều lên điểm. Trong đó, chỉ số tài chính riêng biệt tăng hơn 5% khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 1,21%.
Nhà đầu tư có tâm lý đợi diễn biến phê chuẩn gói kích thích kinh tế khổng lồ 2.000 tỷ USD từ Quốc hội Mỹ nhằm đối phó với tác động của dịch Covid-19. Dự kiến các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ bàn thảo gói kích thích kinh tế này, rà soát và xem xét lại bản thảo và các chi tiết lần cuối trong sáng 25/3 (giờ Mỹ).
Chứng khoán Mỹ đêm qua hồi phục mạnh mẽ với chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng hơn 11% lên 20.704,91 điểm, mức tăng cao nhất trong ngày giao dịch trong 87 năm qua, còn chỉ số S&P 500 cũng đạt mức tăng điểm tốt nhất trong ngày giao dịch kể từ tháng 10/2008 khi chốt phiên tăng 9,4% lên 2.447,33 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite bật tăng 8,1% và đóng cửa với 7.417,86 điểm.
Thị trường tiền tệ tiếp tục ghi nhận sự ổn định của đồng đô la Mỹ. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mốc 100 lên 101.703. Đồng yên Nhật Bản suy yếu và giao dịch ở mức 111,09 JPY/USD trong khi đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD/0,5952 USD so với mức 1 AUD/0,58 USD thiết lập đầu tuần.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi lên với dầu thô Brent giao kỳ hạn lên giá 2,17% và giao dịch ở mức 27,74 USD/thùng, còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng 3,33% lên 24,81 USD/thùng.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam