
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
![]() |
Đại hội đồng cổ đông Ninh Vân Bay họp hôm 20/4 |
Hiện tại, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Ninh Vân Bay đang là 49%. Công ty đã rà soát điều lệ và đề nghị giảm bớt một số ngành nghề kinh doanh không cần thiết và có giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài nội dung tăng "room" lên 100%, Ninh Vân Bay cũng quyết định việc rút vốn tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Phú (Chủ đầu tư Dự án Emeralda Ninh Bình).
Hiện tại, Ninh Vân Bay đang sở hữu 183.000 cổ phần, tương đương 12,24% vốn điều lệ tại Tân Phú. Đồng thời, dư nợ gốc chưa kể lãi mà Tân Phú vay của Ninh Vân Bay tính đến 31/12/2015 là hơn 210 tỷ đồng.
Ninh Vân Bay cho biết, do nhu cầu tái cấu trúc tài chính, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty, tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, Hội đồng quản trị đã đề xuất các cổ đông thông qua việc chuyển nhượng, thu hồi các khoản đầu tư tại Tân Phú (bao gồm cả vốn góp cổ phần và vốn cho vay) để bổ sung vốn cho công ty.
Theo đánh giá về tình hình kinh doanh, Ninh Vân Bay cho biết, năm 2015 là một năm không thuận lợi cho công việc kinh doanh của công ty Ninh vân Bay, do tình hình kinh tế chính trị của Châu Âu và một số nước khác có nhiều biến động do vậy lượng khách truyền thống trước đây đến từ Châu Âu và Mỹ đã giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, khách hàng Châu Á và Việt nam thì dè dặt trong việc sử dụng dịch vụ nên mảng kinh doanh dịch vụ của công ty không đạt kết quả như mong đợi.
Bên cạnh đó, Ninh Vân Bay cũng đang trong quá trình tiến hành tái cấu trúc lại tài chính tại công ty mẹ và một số công ty con như tìm cách nhượng bán dự án Six Sense Sài Gòn River để dùng tiền trả nợ trái phiếu và tái cấu trúc các dự án nhỏ hơn nhưng hiệu quả.
Theo đó, công ty này cho biết đã thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, không vốn hóa các chi phí tài chính của các dự án mà dự định nhượng bán, việc tái cấu trúc này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của năm 2015 dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sâu và không đạt kế hoạch đề ra.
Năm 2015, Ninh Vân Bay đạt doanh thu hợp nhất 1891 tỷ đồng, thấp hơn 11,1% so với kế hoạch 212,70 tỷ và thấp hơn 10,2% so với kết quả 210,68 tỷ năm 2014.
Lợi nhuận sau thuế 2015 đạt -127,6 tỷ đồng. Năm 2016 Ninh Vân Bay dự kiến sẽ thoát lỗ và đạt lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng.

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”