-
Cẩn trọng với điện thoại 4G fake -
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam -
Ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng điện thoại 2G Only từ ngày 16/9/2024 -
Đà Nẵng cần đào tạo 2.000 kỹ sư để cung ứng cho doanh nghiệp vi mạch bán dẫn
Việc ứng dụng công nghệ trợ lý ảo để giải quyết bài toán doanh số, chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. |
Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng sử dụng trợ lý ảo
Mới đây, Vingroup cho ra mắt trợ lý ảo tiếng Việt mang tên ViVi do Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata phát triển. Sản phẩm này dự kiến được tích hợp trên các dòng xe ôtô VinFast trong thời gian tới. Ngoài ra, ViVi cũng được ứng dụng cả trong hệ thống nhà thông minh và các dải sản phẩm công nghệ khác của Vingroup.
Trước đó, tháng 6/2021, Tập đoàn Bưu chĩnh - Viễn thông Việt Nam (VNPT) trình làng trợ lý ảo AMI giao tiếp một chạm thông minh với khách hàng, có khả năng tự học, tự nhận biết, tự phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định xử lý trong công tác hỗ trợ khách hàng. Người dùng trao đổi với trợ lý ảo AMI của VNPT trên điện thoại.
Năm 2020, Viettel cho ra đời trợ lý ảo Viettel Cyberbot, do Trung tâm Không gian mạng Viettel phát triển với mục đích giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt. VNG ra mắt trợ lý ảo Kiki được xây dựng bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và biểu đồ tri thức (knowledge graph) trên nền tảng dữ liệu lớn (big data) để thực hiện những tác vụ quan trọng như hiểu tiếng nói, phân tích ngữ nghĩa và giả lập giọng nói dành cho tiếng Việt…
Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, địa ốc… cũng đã sử dụng trợ lý ảo trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đặc biệt, một số cơ quan nhà nước, như: UBND TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao… bắt đầu triển khai thử nghiệm trợ lý ảo. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp lớn trong nước (Viettel, VNPT, FPT IS, VNG, Vbee) phối hợp xây dựng trợ lý ảo cùng các cơ quan này.
Trợ lý ảo được xem như cỗ máy tìm kiếm thế hệ mới, trả lại một câu trả lời ngắn gọn, trực tiếp vào câu hỏi của người sử dụng. Bên cạnh đó, nó có thể soạn thảo tin nhắn văn bản, tìm kiếm thông tin trên Internet, kiểm tra đặt chỗ chuyến bay, thêm sự kiện vào lịch, kiểm tra trạng thái của các thiết bị nhà thông minh, cung cấp thông tin sản phẩm, hỗ trợ khách hàng thanh toán hóa đơn, thực hiện chuyển khoản hoặc hoàn thành các biểu mẫu và chuyển trực tiếp các thắc mắc của khách hàng đến nhân viên thực phụ trách dịch vụ khách hàng…
Khai thác ưu thế và bắt kịp xu hướng
Lợi thế của trợ lý ảo do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển là tính bản địa, hỗ trợ bằng tiếng Việt, nhưng về lâu dài, các trợ lý ảo thông minh toàn cầu, như Trợ lý Google, Siri (Apple), Cortana (Microsoft), Alexa (Amazon)… sẽ lấn át những ưu thế đó.
Theo TS. Phan Minh Ngọc, tư vấn cấp cao của Bondcritic (Singapore), Chính phủ đóng vai trò nhất định trong việc trợ giúp các doanh nghiệp Việt phát triển trợ lý ảo qua những sáng kiến, giải pháp như áp dụng trợ lý ảo tại các bộ, ngành, địa phương. “Với vai trò là người mua, người sử dụng như vậy, Chính phủ sẽ tạo ra một thị trường ngày càng phát triển rộng hơn cho sản phẩm trợ lý ảo của Việt Nam, nhưng với điều kiện là các trợ lý ảo này phải nhanh chóng được hoàn thiện và không ngừng nâng cấp để theo kịp những tính năng, chất lượng mà các trợ lý ảo quốc tế mang đến cho người dùng”, TS. Ngọc khuyến nghị.
Trợ lý ảo Kiki của VNG cũng đang đi theo hướng này. Kiki được kỳ vọng mang đến cho người dùng một cuộc sống đơn giản, thông minh hơn. Cụ thể, việc giao tiếp bằng giọng nói sẽ giúp người lái ô tô rảnh tay hơn, từ đó đảm bảo an toàn khi lái xe.
“Phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người và máy tính chính là giọng nói tự nhiên. Trong 5 - 10 năm tới, giọng nói sẽ trở thành công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính”, ông Vương Quang Khải, Phó chủ tịch VNG nhận định.
Nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata (Vingroup) cũng cho biết, khả năng nhận diện ngôn ngữ tiếng Việt của trợ lý ảo ViVi chính xác khoảng 98% với nhóm từ phổ thông. Tỷ lệ lỗi khi nhận dạng giọng nói nhỏ hơn hoặc bằng 6% khi có kết nối mạng và mất kết nối mạng (ngoại tuyến) là 15%. ViVi hỗ trợ hơn 100 tính năng về thông tin, tiện ích, giải trí cũng như dịch vụ và điều khiển xe thông minh.
“Việc am hiểu văn hóa vùng miền, nhận tiếng Việt theo vùng là ưu điểm của ViVi so với các sản phẩm khác trên thị trường. Hiện các trợ lý ảo nổi tiếng trên thế giới đều chưa chính thức hỗ trợ tiếng Việt”, đại diện nhóm nghiên cứu ViVi nhấn mạnh.
Chia sẻ về những ưu điểm của Viettel Cyberbot, ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Trung tâm không gian mạng Viettel cho biết, Viettel Cyberbot ứng dụng công nghệ AI để có thể hiểu được nội dung mà khách hàng muốn truyền tải trong quá trình giao tiếp và tự động cải tiến hệ thống liên tục từ chính những tình huống thực tế. Viettel Cyberbot có khả năng vượt trội về xử lý ngôn ngữ giúp giọng nói của Callbot đạt tới mức độ tự nhiên giống đến 95% giọng người thật.
Điểm đổi mới khác biệt của Viettel Cyberbot là kết hợp các công nghệ xử lý giọng nói với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt cùng một lúc. Cụ thể, trong mỗi cuộc gọi giao tiếp với người dùng, hệ thống có thể xử lý đồng thời việc nhận dạng lời nói, phỏng đoán ý định của khách hàng, xử lý thông tin và trả lời khách hàng, tạo ra một giải pháp hoàn thiện có tính ứng dụng và linh hoạt cao theo tình huống thực.
Được biết, kế hoạch thử nghiệm trợ lý ảo lần này tại một số bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung vào các tri thức chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể. Đây cũng là chiến lược phát triển của trợ lý ảo Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới.
-
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó siêu bão Yagi -
VinID thoát khỏi hệ sinh thái đóng, định vị thành một Platform tên OneU -
iPhone 16 lộ diện trước giờ G: Thay đổi ấn tượng làm mê mẩn người dùng Việt -
Điện thoại của người dùng Facebook có thể bị nghe lén để định hướng quảng cáo -
Garmin trình làng đồng hồ thông minh GPS fēnix 8 Series, giá từ 26,99 triệu đồng -
iPhone SE 4: Lời chia tay của Apple với công nghệ màn hình LCD? -
Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng