-
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm
Là công ty đầu tiên nới “room” ngay sau Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9, SSI lập tức trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Diễn biến cổ phiếu này sau khi chính thức nới “room” cũng được các nhà đầu tư dõi theo từng ngày, từng giờ.
Trong khi với nhiều nhóm ngành, doanh nghiệp phải chờ cơ quan chức năng có văn bản hướng dẫn chi tiết để xác định doanh nghiệp mình được nới “room” đến mức độ nào, thì ngành chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...) có thể nới “room” ngay lập tức, khi được sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về “room” tại SSI, Ủy ban Chứng khoán không phản đối việc áp dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại SSI là 100% theo quy định của pháp luật kể từ ngày Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực.
Nói về mục đích của việc nới “room”, ông Nguyễn Duy Khánh, Ủy viên HĐQT SSI cho biết, SSI muốn chủ động hợp tác xây dựng và tận dụng nguồn lực của các cổ đông nước ngoài. Các cổ đông nước ngoài có thể giúp mang tới cách nhìn và cách tiếp cận các nguồn lực mới cho SSI trong quá trình hoàn thiện xây dựng và quản trị chiến lược, củng cố và phát triển nhân lực quốc tế chất lượng cao, từ đó thiết kế ra các sản phẩm tài chính quốc tế hiện đại, phù hợp với thị trường trong nước.
Quan sát diễn biến cổ phiếu SSI những phiên vừa qua, có thể thấy, cổ phiếu này chưa thực sự hút hàng như nhiều người kỳ vọng. SSI đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8 (phiên cuối cùng trước khi nới “room”) ở mức 25.900 đồng/cổ phiếu và đã giảm nhẹ xuống 25.800 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch 1/9 (phiên đầu tiên nới “room”).
Trong các phiên giao dịch sau đó, sức cầu của thị trường đối với cổ phiếu SSI vẫn khá yếu, cổ phiếu này thậm chí còn rớt xuống mức 24.500 đồng/cổ phiếu sau khi chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (4/9) và tăng nhẹ lên 24.700 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 7/9.
Sự phản ứng khá hờ hững của giới đầu tư đối với cổ phiếu đầu tiên nới “room” có thể lý giải bởi kỳ vọng của thị trường liên quan đến sự kiện này đã được hiện thực hóa vào nhịp tăng giá khá mạnh của cổ phiếu SSI trong giai đoạn trước đây.
Theo đó, những ngày cuối tháng 8, sau khi có văn bản chính thức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc nới “room”, cổ phiếu SSI ngay lập tức tăng giá mạnh, từ mức 23.200 đồng/cổ phiếu (phiên 25/8) lên 25.900 đồng/cổ phiếu (phiên 31/8).
Trước đó, SSI cũng đã có một nhịp tăng điểm khá dài và ổn định. Nhịp sóng này khởi đầu từ tháng 5 và đi lên liên tục đến cuối tháng 8, giúp SSI bật lên hẳn một mặt bằng giá mới, từ mốc chỉ hơn 17.000 đồng/cổ phiếu lên mặt bằng dao động quanh mốc 25.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Diễn biến tăng giá của cổ phiếu SSI trong giai đoạn cuối quý II, đầu quý III cũng không nằm ngoài xu hướng chung của nhóm cổ phiếu chứng khoán, bởi ngay tại thời điểm Nghị định 60/2015/NĐ-CP được ban hành, tâm lý chung của giới đầu tư cũng đã đổ dồn sự chú ý vào nhóm cổ phiếu chứng khoán, do đây là nhóm ngành đã sớm biết chính xác “room” dành cho mình, chứ không phải chờ hướng dẫn như nhiều nhóm ngành khác.
Riêng với cổ phiếu SSI, động thái điều chỉnh nhẹ trong những ngày đầu chính thức nới “room” có thể chỉ là tạm thời, do ảnh hưởng của động thái chốt lời của một số nhóm đầu tư đã mua được cổ phiếu trong giai đoạn trước. Ngoài ra, những phiên đầu tiên khi SSI nới “room” lại rơi vào đúng thời điểm khối ngoại bán ra mạnh (với rất nhiều cổ phiếu khác), nên phần nào khiến việc có thêm “room” cũng không có nhiều ý nghĩa trong ngắn hạn. Cụ thể, trong tuần đầu tháng 9, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng rất mạnh trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE), với giá trị bán ròng tới hơn 549 tỷ đồng.
Với những yếu tố đan xen như hiện nay, SSI sẽ vẫn là cổ phiếu đang được giới đầu tư dõi theo, bởi các nhà đầu tư vẫn cần thêm thời gian dài hơn để thẩm định những tác động của việc nới “room” dựa trên phép thử đầu tiên mang tên SSI.
-
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024