
-
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm
-
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
-
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
Trong số 10 hợp tác xã thành lập mới, có đến 9 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 1 hợp tác xã môi trường. Tổng cộng có gần 40 thành viên, tổng vốn điều lệ dao động từ 1,2 đến 9,9 tỷ đồng mỗi hợp tác xã.
Danh sách các hợp tác xã mới được thành lập trải đều trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Hợp tác xã Nam Cường ECO (thành phố Bắc Ninh); Hợp tác xã Liên hiệp OCOP YHCT Việt Nam (Yên Phụ, Yên Phong); Hợp tác xã Nông nghiệp và Môi trường xanh KANTO (Lạc Vệ, Tiên Du); Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kinh Bắc (Lãng Ngâm, Gia Bình); Hợp tác xã Lộc Phát 8668 (Hiên Vân, Tiên Du); Hợp tác xã PTK (TT Lim, Tiên Du); Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đoàn Đạt (Quang Minh, Lương Tài); Hợp tác xã dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi Hoa Cúc (Nghĩa Đạo, Thuận Thành); Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao An Thịnh Phát (An Thịnh, Lương Tài); và 1 Hợp tác xã Môi trường Thái Sơn I (Đông Tiến, Yên Phong).
![]() |
Mô hình của Hợp tác xã sản xuất rau củ quả nông sản an toàn thôn Liên Ấp ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. |
Ngoài việc vận động thành lập, Liên minh Hợp tác xã tỉnh còn tích cực phối hợp với các địa phương, đoàn thể hỗ trợ các mô hình mới về chuyển giao công nghệ, vay vốn, xúc tiến thương mại và đào tạo quản trị hợp tác xã. Trọng tâm là giúp người dân chuyển đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập thể, tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động.
Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng thể hiện rõ vai trò là lực lượng đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế tập thể. Các hoạt động hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, thực chất và hiệu quả.
Tính riêng năm 2024, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 48.194 lượt tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hội viên, hỗ trợ xây dựng 67 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thành lập được 5 câu lạc bộ “Khoa học kỹ thuật nhà nông” làm hạt nhân lan tỏa kiến thức và tư duy sản xuất tiến bộ tới cộng đồng nông dân.
Đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh đạt quy mô trên 121 tỷ đồng, đang giải ngân cho 374 dự án với 1.671 hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp và tổ hợp tác đã vươn lên nhờ được tiếp cận vốn vay kịp thời và hỗ trợ kỹ thuật đúng hướng.
Đặc biệt, việc triển khai thành lập các Chi hội và Tổ hội Nông dân nghề nghiệp được coi là bước đệm quan trọng để hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã bền vững. Đến nay, toàn tỉnh đã có 65 chi hội và 630 tổ hội nông dân nghề nghiệp đang hoạt động hiệu quả, tạo nền tảng tổ chức cho những bước phát triển tiếp theo của kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Căn cứ Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Quyết định số 182 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030”, ngày 25/6/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án trên toàn tỉnh.
Theo kế hoạch, đến năm 2030 các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh phấn đấu tư vấn, hướng dẫn thành lập thêm ít nhất 42 hợp tác xã và 49 tổ hợp tác nông nghiệp; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ít nhất 20 hợp tác xã do Hội vận động thành lập; thu hút thêm 675 hộ hội viên nông dân tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể.
Cùng với đó, Bắc Ninh đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển ít nhất 16 chi hội và 135 tổ hội nông dân nghề nghiệp thành các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. Khoảng 45% số hợp tác xã do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập sẽ tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp, còn 30% sẽ được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng -
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Nhựa Tiền Phong - Kiến tạo giá trị xanh bền vững -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo