Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
"Nóng" năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Vũ Anh - 11/11/2020 16:28
 
Để cân bằng cung cầu đến 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư 150 tỷ USD cho ngành năng lượng. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp mua bán nguyên vật liệu

Mới đây VinaCapital quyết định mở rộng sang lĩnh vực năng lượng với 3 loại hình đầu tư bao gồm điện khí hóa lỏng (LNG), điện mặt trời và điện gió. Tập đoàn này cho biết đang thưởng thảo với nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như chính quyền địa phương cho mục tiêu phát triển tối thiểu 1 GW (bằng 1.000 MW) điện tái tạo trong vòng 5 năm tới.

Với điện mặt trời, tập đoàn đã thành lập công ty SkyX Solar và ký hợp tác với với Saigontel trong việc xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp, resort…

Hiện nhu cầu phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam đang rất lớn do không bị giới hạn về diện tích xây dựng, các vấn đề về truyển tải hoặc giấy phép. 

Ngoài ra, tập đoàn sẽ ưu tiên đầu tư thêm vào các dự án điện mặt trời đang vận hành và đầu tư có chọn lọc với các dự án đang xây dựng. Với dự án điện gió, tập đoàn này sẽ ưu tiên đầu tư cho các dự án điện gió sẵn sàng xây dựng, trong khi đầu tư có chọn lọc với các dự án điện gió đang ở giai đoạn đầu.

Các Dự án điện mặt trời áp mái được kỳ vọng phát triển trong 5 đến 7 năm tới với công suất hơn 4.000 MW và có thể lớn hơn mức này.
Các dự án điện mặt trời áp mái được kỳ vọng phát triển trong 5 đến 7 năm tới với công suất hơn 4.000 MW và có thể lớn hơn mức này.

Năng lượng tái tạo đang phát triển “nóng” tại Việt Nam bởi nhu cầu về điện năng tăng đáng kể nhằm phục vụ cho tăng trưởng của nền kinh tế. Theo tổng hợp từ VinaCapital, nhu cầu điện năng giai đoạn 2020-2022 tăng bình quân 10%/năm trong khi nguồn cung điện chỉ tăng bình quân 8,5%/năm.

Trong 7 tháng năm 2020 trên phạm vi cả nước đã lắp đặt 19.810 dự án điện mặt trời áp mái với tổng công suất 541,66 MWp.

Lũy kế đến nay đã có 42.187 dự án điện mặt trời áp mái đã đưa vào vận hành với tổng công suất là 925,8 MWp. Số liệu cập nhật của EVN cho biết tổng số tiền điện mà Tập đoàn đã thanh toán cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái là 374,2 tỷ đồng.

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN

Theo ước tính của tập đoàn này, Việt Nam có khả năng thiếu điện vào năm sau với mức khoảng 6 triệu MWh và thiếu 15 triệu MWh vào năm 2023, tương đương với 10% nhu cầu điện năng quốc gia. Do đó để cân bằng cung cầu đến 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư 150 tỷ USD cho ngành năng lượng và đây sẽ là cơ hội cho ngành phát triển mạnh.

Một số nhà đầu tư năng lượng điện lớn tại Việt Nam có kể thế đến như BIM Group, Trung Nam Group, Xuân Thiện, TTVN Group… Trên sàn chứng khoán là các đơn vị như Cơ điện lạnh (REE) đặt tham vọng trở thành công ty năng lượng hàng đầu Việt Nam với mục tiêu vượt mốc 1 GW, Tập đoàn Sao Mai (ASM) có 155 MW điện mặt trời và muốn đầu tư thêm các dự án hàng trăm MW khác…

Những động thái trên của các nhà đầu tư cho thấy lĩnh vực phát triển năng lượng mặt trời đang ngày càng lớn mạnh tại Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là thị trường nổi lên đáng chú ý vào thời điểm gần đây.

mặc dù đại dịch Covid – 19 làm gián đoạn các kế hoạch đầu tư kinh doanh vì hạn chế tiếp xúc trực tiếp và lênh phong tỏa các các quốc gia, nhưng vì không muốn bỏ lỡ cơ hội nên các nhà đầu tư chuyển hướng sang kết nối kinh doanh trực tuyến.
Mặc dù đại dịch Covid – 19 làm gián đoạn các kế hoạch đầu tư kinh doanh vì hạn chế tiếp xúc trực tiếp và lênh phong tỏa các các quốc gia, nhưng vì không muốn bỏ lỡ cơ hội nên các nhà đầu tư chuyển hướng sang kết nối kinh doanh trực tuyến

Mới đây, Vietnam Solar E-Expo 2020 - Triển lãm trực tuyến đầu tiên trên thị trường điện mặt trời Việt Nam, cùng Sự kiện Kỹ thuật số Năng lượng Mặt trời APAC 2020 xoay quanh khu vực ASEAN đã diễn ra.

800 công ty hoạt động trong lĩnh vực quang điện trên thị trường đã tham sự kiện này để cùng chia sẻ và phân tích chuyên sâu về ngành năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, hơn 40% người tham gia đến từ các nhà phát triển dự án, nhà đầu tư. Cùng đó là hơn 74% người đăng ký đến từ các doanh nghiệp địa phương trong khu vực.

Trong tuần đầu tiên của sự kiện, hơn 1.300 người tham dự đã đăng ký và tham quan các gian hàng ảo và nhận tài liệu từ các nhà triển lãm. Số lượng người tham gia liên tục tăng trong suốt 30 ngày triển lãm. Hơn nữa, độ phủ của các nhóm mua trên thị trường điện mặt trời Việt Nam được tối đa hóa nhờ sự kết hợp giữa triển lãm và hội nghị trực tuyến.

Riêng Sự kiện Kỹ thuật số về Năng lượng Mặt trời, trong phần về Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia, nhà đầu tư vì thị trường Việt Nam lĩnh vực này đang phát triển bùng nổ. Đã có hơn 230 công ty và 330 người tham dự từ 29 quốc gia và hơn 40 cuộc họp giao dịch kinh doanh trực tuyến 1-1.

BIM Group khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời, tổng công suất 330 MWP
Tập đoàn BIM Group chính thức khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MWP, đây sẽ là cụm nhà máy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư