
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Các tỉnh đồng loạt đề nghị gia hạn
UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đã có văn bản đề xuất tới Thủ tướng và Bộ Công Thương đánh giá khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng).
Lý do được các địa phương đưa ra là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió bị ảnh hưởng (nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ tại nước sở tại, vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng gặp khó do giãn cách xã hội), hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường…, nên rất nhiều dự án điện gió ở 4 tỉnh nêu trên đều đứng trước ngưỡng cửa chậm tiến độ vận hành.
Vì vậy, các địa phương đã kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT đối với các dự án trực thuộc địa bàn.
Theo UBND tỉnh Trà Vinh, đến nay UBND tỉnh Trà Vinh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án điện gió với tổng công suất 570 MW. Trong số này, ghi nhận 6 dự án đang được địa phương hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công, gồm: điện gió Trà Vinh – Hàn Quốc (giai đoạn 1) công suất 48 MW, điện gió V1-2 (48 MW), điện gió số 3 tại vị trí V1-3 (48 MW), điện gió Duyên Hải (48 MW), điện gió Hiệp Thạnh (78 MW), điện gió Đông Hải 1 (100 MW).
Qua theo dõi tình hình thực tế cùng với đánh giá của chính các nhà đầu tư thì khả năng nhiều dự án trễ hẹn vận hành thương mại vào trước 31/10/2021. Do đó, tỉnh Trà Vinh kiến nghị Thủ tướng chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT với các dự án điện gió trên địa bàn tới ít nhất là hết tháng 4/2022.
Tại tỉnh Sóc Trăng, có tổng cộng 20 dự án điện gió (tổng công suất 1.435 MW) được duyệt vào quy hoạch phát triển điện gió của địa phương cũng như Quy hoạch điện VII. Hiện tại, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đối với 16 dự án (tổng công suất khoảng 1.095 MW), trong đó 11 dự án đang thi công.
Với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới tình trạng chậm tiến độ thi công, khó đảm bảo vận hành kịp thời hạn hưởng giá FIT, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ Công thương trình Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện cơ chế giá FIT đến hết 31/3/2022. Đối tượng được hưởng gia hạn là các dự án điện gió đang triển khai thi công (đã có hợp đồng mua bán điện ký kết, hợp đồng mua sắm thiết bị, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật…).
UBND tỉnh Gia Lai cũng kiến nghị mốc lùi thời hạn ngắn nhất là đến hết 31/12/2021. Tính tới thời điểm hiện tại, địa phương này đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 17 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.242 MW, đã được duyệt vào quy hoạch).
Lo lắng với tiến độ điện gió
Theo số liệu cập nhật của EVN, đến hết ngày 3/8/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là 5655,5 MW.
Sở dĩ có đông dự án đăng ký vậy là bởi quy định hiện yêu cầu các chủ đầu tư điện gió phải gửi văn bản đăng ký chạy thử nghiệm thu trước 90 ngày. Nếu lấy thời điểm cuối cùng để công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) là 31/10/2021 thì việc đăng ký này chậm nhất phải diễn ra vào ngày 3/8/2021.
Tuy nhiên, đó chỉ là hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư, để được COD thực tế sẽ còn gấp gập gềnh hơn nhiều. Nhất là khi nhiều dự án trong số 106 dự án nói trên đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, trang thiết bị còn chưa tập kết ở dự án. Trong khi đó, thời gian để hưởng giá ưu đãi chỉ còn chưa đầy 3 tháng.
Giới chuyên môn cũng cho rằng, mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm 31/10/2021 hơn 5.600MW như các chủ đầu tư đăng ký với EVN là không thực tế. Dự kiến, chỉ khoảng 50% số đó có thể vận hành thương mại như kế hoạch đã định, tức từ 2.000-2.500 MW.
Với thực tế nhiều nguồn điện lớn chậm triển khai, cơ chế thực hiện các dự án năng lượng tái tạo cho giai đoạn sau tháng 10/2021 với điện gió hay từ 1/1/2021 với điện mặt trời vẫn chưa có hoặc chưa rõ ràng cũng được cho là sẽ khiến cho nguồn cung điện nói chung có thách thức. Theo cảnh báo của Viện Năng lượng, hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung với sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh điện năm 2025.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn