Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
Tiêu điểm kinh doanh trong tuần:
Novaland lên kế hoạch thu tỷ USD; Geleximco “kết hôn”; Vinamilk hướng tới cột mốc lịch sử
Khánh An tổng hợp - 06/04/2024 08:05
 
Masan Group đặt mục tiêu lợi nhuận tăng tối đa 115%; Vingroup muốn lập kỷ lục mới; Vinamilk hướng tới cột mốc doanh thu lịch sử; Geleximco “kết hôn”l Novaland lên kế hoạch doanh thu tỷ USD...

Novaland lên kế hoạch doanh thu tỷ USD

Novaland vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu năm tới sẽ mang về 32.587 tỷ đồng (khoảng 1,3 tỷ USD) doanh thu; 1.079 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 585% và 122% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cũng không có kế hoạch chia cổ tức năm 2024. 

Trong các năm tới đây, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư và bàn giao tại các dự án trọng điểm như The Grand Mahattan tại quận 1, Aqua City tại Đồng Nai, Nova World Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm tại Vũng Tàu...

Novaland sẽ tiếp tục đầu tư và bàn giao tại các dự án trọng điểm như The Grand Mahattan tại quận 1, Aqua City tại Đồng Nai, Nova World Phan Thiết...

Ngoài ra, Novaland cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) cho năm 2024. Đối tượng phát hành sẽ là các thành viên HĐQT cũng như các cán bộ chủ chốt. Số lượng sẽ không vượt quá 1,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Giá sẽ không dưới 10.000 đồng/cổ phần. 

Hiện nhóm cổ đổng liên quan cũng như gia đình ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT công ty đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo của Novaland. Vì vậy, đây cũng sẽ là một phương án để nhóm cổ đông của ông Bùi Thành Nhơn gia tăng sở hữu khi liên tục thoái vốn trong vòng một năm rưỡi qua và chỉ còn nắm giữ dưới 40% vốn. 

Trong BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, Novaland lãi ròng 485,9 tỷ đồng, giảm 198,9 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Novaland giảm 78% so với năm 2022 nhưng vẫn cao gấp 2,3 lần kế hoạch đề ra. Lãi ròng (lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ) đạt gần 606 tỷ đồng, cũng giảm 72% so với năm 2022.

Vingroup muốn lập kỷ lục mới

Tập đoàn Vingroup vừa thông báo sẽ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vào ngày 25/4. Theo tài liệu họp do Vingroup công bố, năm nay, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 200.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. So với năm trước, doanh thu Vingroup dự kiến tăng 23,7% còn lợi nhuận tăng 119%.

Vinhomes tập trung mạnh mẽ vào việc triển khai các dự án mới tiềm năng đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để đảm bảo nguồn doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024 

Năm 2024, Vingroup sẽ tiếp tục đầy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm củng cố ba trụ cột chính: công nghệ - công nghiệp, thương mại dịch vụ, thiện nguyện Xã hội. Tập đoàn duy trì mô hình P&L tại các công ty con, nhấn mạnh yêu cầu về hiệu quả và minh bạch.

Cụ thể, trong năm 2024, VinFast đặt mục tiêu đẩy mạnh sản lượng xe bản giao và tập trung tối ưu chỉ phí thông qua các sáng kiển về thiết kế, mua hàng, và săn xuất.

Đây cũng là năm VinFast dự kiến tiếp tục mở rộng kênh phân phối, tận dụng mạng lưới địa phương và kiến thức chuyên môn của các đại lý với mục tiêu đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Trong năm nay, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia.

Trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trường mới của thị trường, Vinhomes kiện toàn kênh phân phối và đầy mạnh mô hình 020. Cụ thể. Vinhomes xây dựng hệ thống phần phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc, xây dựng mổi quan hệ hợp tác lâu dài, duy trì một sân chơi công bằng - văn minh, đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty để ra.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống kinh doanh online, hướng tới nâng cao trải nghiệm mua hàng, minh bạch hóa chính sách và giá cả sản phẩm. Bên cạnh các dự án đã mở bán, Vinhomes tập trung mạnh mẽ vào việc triển khai các dự án mới tiềm năng đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để đảm bảo nguồn doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024 cũng như từng bước xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí, năm 2024 Vinpearl đặt mục tiêu tiếp tục duy trì nhận diện thương hiệu số 1 về vui chơi - giải trí và nghi dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn số 1 cho trài nghiệm của tập khách gia đinh. Vinpearl kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh, đặc biệt từ tệp khách quốc tế, và đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc so với năm 2023, thông qua việc đầy mạnh khai thác nguồn khách, các kênh bán hàng và dưa ra các chiến lược marketing mởi.

Masan Group đặt mục tiêu lợi nhuận tăng tối đa 115%

CTCP Tập đoàn Masan vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Theo đó, doanh nghiệp này lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu trong khoảng 84.000 tỷ đồng - 90.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,3% - 15% . Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 2.250 tỷ đồng đến 4.020 tỷ đồng, tăng 31% - 115% so với kết quả thực hiện năm 2023. Công ty cũng dự kiến sẽ không chia cổ tức năm 2024. 

Masan dự kiến phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025

Về kế hoạch huy động vốn, Masan dự kiến phát hành thêm tối đa 10% số cổ phiếu đang lưu hành cho mục đích chào bán cho cổ đông chiến lược với giá không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian dự kiến trong năm 2024 hoặc trước thềm họp ĐHĐCĐ năm 2025. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 - 3 năm.

Doanh nghiệp đang cân nhắc giữa 2 phương án: đầu chào bán cổ phần phổ thông riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ưu đãi cổ tức. Với phương án bán cổ phần ưu đãi cổ tức, nhà đầu tư sẽ nhận 0% trong 6 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Từ năm thứ 7, cổ tức cổ định là 10%/năm. Ngoài phần cố định, cổ phần ưu đãi vẫn nhận thêm cổ tức bằng với cổ phần phổ thông (nếu có).

Ngoài ra, Masan còn dự kiến phát hành ESOP với số lượng tối đa 0,5% số cổ phần lưu hành giá 10.000 đồng/cổ phần cho cán bộ nhân viên trong năm 2024 hoặc 4 tháng đầu năm 2025. Như vậy, số lượng cổ phần Masan có thể sẽ huy động có thể lên đến hàng trăm triệu đơn vị. 

Năm 2023, Masan Group đạt doanh thu 78.252 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2022. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.870 tỷ đồng, giảm hơn 60%. Với kết quả đạt được, công ty cũng sẽ không chia cổ tức năm 2024. 

Geleximco “kết hôn”

Geleximco và thương hiệu Omoda & Jaeco của Chery vùa ký kết liên doanh. Theo hợp đồng đã được ký kết, 2 bên sẽ xây dựng nhà máy tại tỉnh Thái Bình với vốn đầu tư 800 triệu USD, sản xuất 200.000 xe/năm, để sản xuất các mẫu xe mang thương hiệu Omoda & Jaecoo.

Lễ ký kết liên doanh giữa Geleximco và thương hiệu Omoda & Jaeco 

Gọi đây là một cuộc “kết hôn”, 2 thương hiệu từ nay trở đi thành “người một nhà”, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco cho biết 2 tập đoàn sẽ cùng nhau chia sẻ, hợp tác tìm ra những hướng đi hiệu quả.

“Tôi rất tâm huyết với dự án này. Chúng tôi gặp gỡ nhau trong Covid, vượt qua không ít khó khăn để xây dựng chủ trương hợp tác. Tôi mong muốn liên doanh này có thể tạo ra một thủ phủ sản xuất ô tô của Đông Nam Á nói riêng và cả châu Á”, ông Tiền nói.

Tổng mức đầu tư cho nhà máy này là 800 triệu USD, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2026 với công suất dự kiến 50.000 xe/năm. Theo định hướng ban đầu, liên doanh này sẽ sản xuất những chiếc xe xăng – điện (xe hybrid) để phục vụ thị trường, thay vì tập trung hoàn toàn vào xe điện. Ông Tiền cho rằng, xe hybrid sẽ rất hiệu quả vì hạ tầng Việt Nam chưa đáp ứng được xe thuần điện.

“Vài năm nữa, khi hạ tầng, công nghệ tốt hơn, trạm sạc tốt hơn, chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa về sản xuất xe điện. Đến lúc đó, có thể cũng không phải xe điện mà là xe sử dụng một loại nhiên liệu khác như hydro thì sao”, ông Tiền nói.

 Trước mắt trong quá trình xây dựng nhà máy, Omoda & Jaecoo sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam bằng hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc, dự kiến ra mắt thị trường vào cuối năm 2024. Mẫu xe thuần điện thông minh crossover Suv Omoda E5 và mẫu xe việt dã công nghệ Jaecoo 7 Phev sẽ là sản phẩm đầu tiên được ra mắt.

Vinamilk hướng tới cột mốc doanh thu lịch sử

CTCP Sữa Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu 63.163 tỷ đồng, cao nhất lịch sử từ khi niêm yết. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền năm 2023 dự định nâng lên mức 38,5% và duy trì sang năm 2024.

 HĐQT Vinamilk dự kiến trình đại hội phê duyệt kế hoạch doanh thu 63.163 tỷ đồng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, HĐQT Vinamilk dự kiến trình đại hội phê duyệt kế hoạch doanh thu 63.163 tỷ đồng, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2023, hướng đến năm thứ 4 liên tiếp doanh thu vượt ngưỡng 60 ngàn tỷ đồng, đồng thời đánh dấu cột mốc lịch sử kể từ khi niêm yết vào năm 2006. Sau khi trừ các chi phí,  Vinamilk dự kiến lãi trước thuế 11.516 tỷ đồng, tăng 5% và lãi sau thuế 9.376 tỷ đồng, tăng 4%.

“Bước sang năm 2024, với kỳ vọng tình hình vĩ mô sẽ cải thiện, chúng tôi dự kiến doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục phục hồi thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận”, Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên nói về triển vọng năm nay, trình bày trong BCTN 2023.

Novaland đặt mục tiêu doanh thu hơn 32.500 tỷ đồng, đã hoàn thành tái cơ cấu nợ
Năm 2024, Novaland đặt mục tiêu doanh thu dự kiến hơn 32.500 tỷ đồng, tăng gần 7 lần so với năm ngoái. Công ty cũng cho biết đã hoàn thành tái cấu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư