-
Công ty cổ phần Xây lắp điện Quảng Nam: Kết quả kinh doanh kém khả quan -
Hành trình “vượt ngàn chông gai” của nhà sản xuất đình đám Yeah1 -
Lộc Trời bổ nhiệm hai lãnh đạo đơn vị thành viên trước thềm Đại hội bất thường -
Một công ty thủy điện tạm ứng cổ tức 12%, hơn 500 tỷ đồng về EVNGENCO1 -
Quản lý Quỹ Leadvisors tiếp tục “gom” cổ phiếu Hải An và nâng sở hữu lên 9,23% vốn -
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vừa báo cáo tình tình thanh toán lãi và gốc trái phiếu nửa đầu năm 2023. Trong đó, đối với mã trái phiếu TDC.bond.2020.700, Công ty đã 2 lần liên tiếp không trả được lãi trái phiếu đáo hạn.
Lần 1, Công ty phải thanh toán 23,82 tỷ đồng vào ngày 15/2/2023 nhưng chỉ thanh toán được 7 tỷ đồng vào ngày 15/2, còn lại 16,82 tỷ đồng được thanh toán vào ngày 17/2, trễ 2 ngày so với quy định khi phát hành trái phiếu.
TDC hai lần liên tiếp chậm trả lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2023 (Nguồn: TDC) |
Tương tự, lần 2 vào ngày 15/5, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương phải thanh toán 24,24 tỷ đồng lãi cho trái chủ. Tuy nhiên, một lần nữa, ngày 15/5, Công ty chỉ thanh toán được 10,24 tỷ đồng và phần còn lại 14 tỷ đồng được thanh toán vào ngày 23/5, tức trễ 8 ngày so với quy định khi phát hành.
Lý giải cho việc liên tục chậm trả lãi cho trái chủ, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc kinh doanh bất động sản và kinh doanh bê tông.
Theo tìm hiểu, lô trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng, phát hành ngày 9/11/2020, đáo hạn ngày 9/11/2025 (kỳ hạn 5 năm), lãi suất 10,5%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên; lãi suất 11%/năm cho kỳ lãi từ 5 đến 8; và sau đó là lãi suất theo biên độ nhưng không thấp hơn 11,5%/năm và đơn vị lưu ký lô trái phiếu là CTCP Chứng khoán Navibank.
Trong đó, tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CY375724 thuộc sở hữu của Công ty.
Lỗ kỷ lục trong nửa đầu năm 2023 và xoá bỏ toàn bộ lợi nhuận tích luỹ nhiều năm
Xét về hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2023 (Báo cáo kiểm toán bán niên), Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 238,04 tỷ đồng, giảm 70,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 321,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 23,58 tỷ đồng, tức giảm 345,28 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 66,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 109,27 tỷ đồng, về 55,5 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 41,5%, tương ứng giảm 68,56 tỷ đồng, về 96,47 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 3,9%, tương ứng giảm 2,28 tỷ đồng, về 56,19 tỷ đồng; lợi nhuận sau ghi nhận lỗ 227,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 81,21 tỷ đồng, tức giảm 308,44 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Nếu xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong nửa đầu năm 2023, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận lỗ 97,16 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 58,73 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 38,43 tỷ đồng.
Như vậy, trong nửa đầu năm 2023, lợi nhuận gộp của Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty còn phải ghi nhận lợi nhuận khác là số âm.
Lý giải cho lợi nhuận khác âm kỷ lục, Công ty cho biết chủ yếu do ghi nhận 128,18 tỷ đồng chi phí phạt do vi phạm hợp đồng, cũng như ghi nhận chi phí hoàn nhập tài sản đã bán năm trước là 99,9 tỷ đồng …
Được biết, trong năm 2023, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.107,18 tỷ đồng, giảm 52,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 93,4 tỷ đồng, tăng 42,5% so với thực hiện trong năm 2022.
Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế là âm 320,9 tỷ đồng, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm tài chính 2023.
Ngoài ra, với việc ghi nhận lỗ của công ty mẹ 321,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, tính tới 30/6/2023, tổng lỗ luỹ kế của Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã lên tới 286,2 tỷ đồng và bằng 28,6% vốn điều lệ (đầu năm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vẫn là dương 38,9 tỷ đồng).
Có thể thấy, việc ghi nhận lỗ kỷ lục trong nửa đầu năm 2023 đã khiến Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương xoá bỏ toàn bộ lợi nhuận luỹ kế tích luỹ nhiều năm.
Bên cạnh kinh doanh thua lỗ, trong nửa đầu năm 2023, Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương còn ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 70,46 tỷ đồng so với đầu năm dương 539,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 10,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 74,2 tỷ đồng.
Nợ vay lên 1.781,9 tỷ đồng, bằng 204,4% vốn chủ sở hữu
Tính tới 30/6/2023, tổng tài sản của Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương giảm nhẹ 0,4% so với đầu năm, về 3.836,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 1.927,8 tỷ đồng, chiếm 50,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 583,5 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 449,9 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 398,1 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Điểm đáng lưu ý, tính tới 30/6, tổng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ còn sở hữu 192,99 tỷ đồng, chiếm 5% tổng tài sản. Ngược lại, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 4,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 78,1 tỷ đồng, lên 1.781,9 tỷ đồng và bằng 204,4% vốn chủ sở hữu (đầu năm chỉ bằng 141,5% vốn chủ sở hữu).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/8, cổ phiếu TDC tăng 250 đồng lên 12.750 đồng/cổ phiếu.
-
Tân Tạo góp 468,36 tỷ đồng triển khai dự án Khu công nghiệp Tân Tạo - Long An -
Lộc Trời bổ nhiệm hai lãnh đạo đơn vị thành viên trước thềm Đại hội bất thường -
Một công ty thủy điện tạm ứng cổ tức 12%, hơn 500 tỷ đồng về EVNGENCO1 -
Sonadezi Châu Đức và áp lực tăng chi phí đền bù mặt bằng -
PV Power trước áp lực chi phí khấu hao và lãi vay -
Big Invest Group: Chủ tịch muốn bán toàn bộ cổ phiếu tự do chuyển nhượng -
“Vua tôm” Minh Phú sắp trả cổ tức hơn 300 tỷ đồng
-
1 TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
2 Hé lộ nhà thầu thi công siêu cầu dây văng Đại Ngãi 1 trị giá 3.900 tỷ đồng -
3 Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút” -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô