
-
Duy trì mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài 39 - 40 tỷ USD
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội
Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 320,6 triệu USD, bằng 92,7% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 60 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 147 triệu USD, bằng 48,8% so với cùng kỳ; và có 16 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 173,7 triệu USD, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ.
![]() |
Masan nhận chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 ngành. Trong đó, bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với 18 dự án đầu tư mới và 5 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 147,8 triệu USD, chiếm gần 46,1% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Ngành thông tin - truyền thông đứng thứ hai với gần 109,3 triệu USD, chiếm 34,1%; tiếp theo là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tài chính - ngân hàng…
Xét về đối tác, có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023. Dẫn đầu là Canada với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 150,2 triệu USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Singapore, Lào, Cuba…
Như vậy, Canada đã vượt lên dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong nửa đầu năm, thay vì là Singapore. Dự án ở Singapore là dự án của Tập đoàn Masan. Thông qua công ty con, Masan đã mua cổ phần của Công ty Trust IQ Pte.Ltd tại Singapore, với tổng vốn đầu tư 105 triệu USD và có mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo trong bán lẻ và tiêu dùng.
Lũy kế đến 20/6/2023, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam đã có 1.654 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm gần 52,8% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%).
Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,4%); Campuchia (13,3%); Venezuela (8,3%)…

-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển