-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Cụ thể theo yêu cầu của Bộ Tài chính, ô tô nhập khẩu (trừ xe ô tô nhập khẩu của đối tượng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao) phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định của Điều 13, Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ, đối chiếu các quy định về tính hợp lệ, mẫu dấu, chữ ký của C/O để làm thủ tục, trường hợp có nghi vấn cần trưng cầu giám định chữ ký, mẫu C/O, hoặc gửi văn bản, email trao đổi với nước cấp xuất xứ để xác minh nguồn gốc xe. Ngoài việc kiểm tra C/O, cơ quan hải quan cũng được yêu cầu kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin phục vụ công tác quản lý. Trường hợp mã số VIN có dấu hiệu tẩy xóa, mài mòn đóng mã số mới thì trưng cầu giám định để xác minh.
Các ô tô nhập khẩu đã thông quan trước ngày 28/11/2016 cũng sẽ bị kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp không xuất trình C/O ở thời điểm nhập khẩu, khi kiểm tra cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xác minh nguồn gốc xuất xứ theo quy định; kiểm tra mã số VIN và tham khảo trang thông tin điện tử của các hãng xe ô tô để nắm thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của xe ô tô nhập khẩu.
Ngoài kiểm tra tính hợp pháp của xe ô tô nhập khẩu thông qua Chứng nhận xuất xứ, vấn đề thu thuế ô tô cũng được siết chặt. Cụ thể, trong quá trình làm thủ tục thông quan đối với xe ô tô nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ về trị giá khai báo và phải được tham vấn giá ngay trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Đối với xe ô tô nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan sẽ không được cho mang về bảo quản tại kho bãi của người khai hải quan trong khi chờ thông quan.
Các loại xe được nhập khẩu theo hình thức tạm nhập, tái xuất cũng bị tăng cường kiểm tra hồ sơ tạm nhập, tái xuất; thời gian và địa điểm lưu giữ xe ô tô nhập khẩu theo phương thức tạm nhập tái xuất.
Ô tô là mặt hàng nóng thời gian qua được doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng nhiều chiêu thức để gian lận thương mại về thuế khi lợi dụng xe Việt kiều hồi hương, quà biếu tặng hoặc khai báo trị giá thấp, gây thất thu cho ngân sách.
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025