Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ông Văn Đức Mười rời vị trí thuyền trưởng Vissan
Hồng Phúc - 05/04/2017 14:08
 
Gần 1 năm sau khi trúng cử vị trí HĐQT CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), từ mai (06/04), ông Văn Đức Mười không còn là Thành viên HĐQT và Tổng giám đốc của Vissan vì lý do đến tuổi nghỉ hưu. Được biết, ông Mười hiện nắm giữ hơn 3.000 cổ phần tại Vissan.

Sáng nay (5/4), tại TP.HCM, Vissan Đại hội cổ đông thường niên 2017. Ngoài các kế hoạch kinh doanh năm 2017, HĐQT trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT, Tổng giám đốc với ông Văn Đức Mười và thành viên BKS với bà Hoàng Thị Kim Phượng.

Kiêm nhiệm vào 2 vị trí của ông Mười là ông Nguyễn Ngọc An hiện đang giữ chức Tổng giám đốc Vissan.

Ông An tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Cơ khí và Cử nhân Anh văn. Từ năm 1993, ông là Phó Trưởng Phòng Vật tư Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản. Từ năm 1996- 2005, ông giữ chức vụ Trưởng phòng Vật tư Kỹ thuật. Ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc từ năm 2006. Từ năm 2009 đến ngày 28/05/2016, ông giữ chức Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN).

Ông Văn Đức Mười phát biểu tại ĐHCĐ 2016 của Vissan.
Ông Văn Đức Mười phát biểu tại ĐHCĐ 2016 của Vissan.

Trao đổi với với báo chí tại đại hội, ông Văn Đức Mười cho biết ông rời vị trí vì đã quá tuổi nghỉ hưu (hiện 64 tuổi). Vì đã tuổi cao, sức yếu nên vợ con ông rất muốn ông từ nhiệm hai vị trí điều hành trên. Dù vậy, sau khi rời khỏi bộ máy quản trị của Vissan, ông vẫn quyết tâm giữ nguyên số lượng cổ phiếu hiện có.

Theo kế hoạch kinh doanh của Vissan, mỗi năm, doanh thu sẽ tăng 23% nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 5%/năm. Lý giải về sự chênh lệch này, HĐQT Vissan cho biết đây là mức tăng bình quân của công ty. Nếu xét từng mảng, mảng thực phẩm tươi sống có mức tăng cao, 35%/năm và sẽ tăng 50% vào năm 2020. Xét về quy mô thị trường TP.HCM, thị phần Vissan với mảng tươi sống chiếm lớn nhất, tiêu thụ 12.000 - 13.000 kg heo mỗi ngày, tương đương giết mổ gần 1.500 con/ngày. Năm 2017, công ty vẫn theo đuổi chiến lược theo hướng chất lượng an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và liên tục nhắc đến sự góp sức của của cổ đông lớn là CTCP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO), đơn vị đang nắm 24.94% vốn điều lệ của Vissan. Trong khi đó, Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA) nắm 67,76% vốn điều lệ với hơn 54 triệu cổ phần.

Phương án phân phối lợi nhuận 2017 của Vissan.
Mội số chỉ tiêu và phương án phân phối lợi nhuận 2017 của Vissan.

Kế hoạch 5 năm của Vissan cho mảng tươi sống sẽ tăng 35%/năm, tương đương chiếm 35 - 40% thị phần. Về mảng thực phẩm chế biến, năm 2017 sẽ tăng 14.5% đạt 19.760  tấn và duy trì mức tăng trưởng 12%/năm đến 2020. Trong khi đó, mảng xúc xích tiệt trùng năm 2016 giảm do công ty chịu nhiều áp lực về thông tin thị trường, về ăn xúc xích nhiễm trùng, về nguy cơ ung thư, sau đó sự cố về Vietfood.

Về mục tiêu tăng lợi nhuận 5%/năm, năm 2017, trong mức tăng là 41,5 tỷ. Ngoài ra, khi công ty chuyển sang mô hình CTCP thì một số chi phí tăng, trong đó chi phí lợi thế thương mại tăng thêm 60 tỷ/năm; cộng với chi phí thuê đất, tiền lương… Do đó, mỗi năm công ty mất 72 tỷ đồng tổng các loại chi phí so với trước cổ phần hóa.  Được biết, Vissan đang có 455 điểm bán, tập trung vào kênh bán hàng hiện đại gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, một số ít thị trường truyền thống.

Trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận, HĐQT trình kế hoạch cổ tức 7%/vốn điều lệ, tương đương số tiền chi trả 56,64 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐQT cũng trình tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi là 10%/lợi nhuận sau thuế.

Theo chủ trương của UBND Thành phố về việc di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên Công ty nhiều lần gia hạn và hiện phải thuê đất hàng năm tại mặt bằng 420 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM)  và phải trả lại mặt bằng cho nhà nước bất cứ lúc nào khi có yêu cầu.

Vì vậy, HĐQT Vissan trình, lấy ý kiến cổ đông về việc đầu tư dự án “Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc  và chế biến thực phẩm Vissan”. Cụ thể, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.587,2 tỷ đồng (30% từ vốn chủ sở hữu Vissan và 70% vốn vay ngân hàng, các nguồn khác).

Dự án này bao gồm, Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An chiếm 1.307,5 tỷ đồng và Văn phòng điều hành kinh doanh của Vissan, các kho trung chuyển khu công nghiệp Tân Tạo khoảng 279,7 tỷ đồng.  

Dự án sẽ trải qua 3 gia đoạn. Giai đoạn 1, công ty đầu tư xây dựng cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An, đầu tư một dây chuyền giết mổ heo, công suất 360 con/giờ; hai dây chuyền giết mổ trâu bò công suất 60 con/giờ... Giai đoạn 2, công ty đầu tư các nhà máy chế biến thực phẩm khác trên phần đất dự trữ tại Long An. Và giai đoạn 3, công ty xây dựng văn phòng điều hành kinh doanh của Vissan và các kho trung chuyển tại Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Tân Bình.

Masan đưa người sang quản trị Vissan
Ông Phạm Trung Lâm, Tổng giám đốc Anco (thuộc Tập đoàn Masan) có số phiếu bầu cao nhất trong các thành viên được xét duyệt vào Hội đồng quản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư