-
VSMCamp & CSMOSummit 2024: Áp dụng AI vào marketing là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp -
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát
Mô hình trồng rau - nuôi cá
Phạm Công Chính vừa trở về từ Singapore, sau chuyến làm việc cùng một nhà đầu tư. Hai bên đang chuẩn bị ký kết hợp đồng. Như vậy, sau hơn 3 năm thành lập, Tám Khỏe đã có nhà đầu tư tài chính với gần 50 tỷ đồng.
Mọi quyết định trong kinh doanh đều phải được cân nhắc sáng suốt, đặc biệt trong việc gọi vốn đầu tư. Đã có những nhà đầu tư tài chính đặt yêu cầu mức lợi nhuận biên vượt khả năng sản xuất, buộc người lãnh đạo dự án phải chọn lựa, từ chối hoặc bắt tay để cùng thực hiện mục tiêu mới. “Tôi không tìm nhà đầu tư, mà ngược lại. Trong quá trình này tôi đã phải từ chối rất nhiều”, Chính cho biết.
Phạm Công Chính, sáng lập thương hiệu Tám Khỏe |
Về sản xuất, sau quá trình nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm 3 mô hình Aquaponics, Hidroponics và Organic, Chính chọn phương pháp Aquaponics - một hệ thống tích hợp đồng thời trồng rau - nuôi cá, dựa trên nguyên tắc của sản xuất trong tự nhiên.
Giải thích thêm về phương pháp Aquaponics, Chính cho biết, đây là hệ thống tự động trồng rau thủy canh hữu cơ (organic) và nuôi cá tại nhà “ba không”: không dùng đất, không phân bón, không cần tưới nhưng vẫn có rau xanh, cá sạch để ăn hàng ngày.
Theo đó, Aquaponics sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Vi khuẩn nitrite/nitrate hóa sẽ chuyển chất thải từ bể nuôi cá sang dạng dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng. Nước cũng được lọc sạch bởi cây trồng và cung cấp cho bể cá. Đây là hệ thống tuần hoàn tận dụng lợi ích của nhau một cách hoàn hảo.
“Đó là cách để người sản xuất không được phép sử dụng bất cứ hóa chất nào, nếu không, cá sẽ chết ngay lập tức”, người sáng lập Tám Khỏe chia sẻ.
Hiện Tám Khỏe tiếp tục mở rộng quy mô diện tích vùng nguyên liệu. Đây là cách giúp Công ty kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Thực tế, sản lượng cung cấp ra thị trường của Tám Khỏe hiện chưa ổn định. Có ngày chỉ tiêu thụ vài trăm kg, nhưng cũng có hôm đến gần 20 tấn, tùy loại sản phẩm đến người mua online cũng như hệ thống các chuỗi siêu thị. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu đang mở rộng nhiều cơ hội cho Tám Khỏe. Doanh nghiệp đang có hàng loạt đơn hàng đặt trước hàng trăm tấn/tuần đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Australia... Tám Khỏe cũng đang hoàn thành các quy chuẩn và hoàn thiện chuỗi liên kết trong đóng gói để xuất khoảng 100 tấn cà chua đến Singapore.
Phạm Công Chính tự hào khi chia sẻ về các công nghệ hiện được sử dụng tại trang trại, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc - một yêu cầu quyết định sản phẩm có được đối tác chọn mua và xuất khẩu hay không.
Xây dựng thương hiệu nông sản uy tín
Trở ngại lớn nhất để một đạo diễn làm doanh nhân không nằm ở sổ sách tài chính hay chiến lược phát triển phù hợp thị trường, bởi để giải quyết những điều này đều có thể tuyển dụng nhân sự. “Tôi đã tuyển dụng một chuyên gia của Mỹ để nắm vị trí giám đốc tài chính. Điều khiến tôi cảm thấy vất vả nhất thời gian đầu là sâu bệnh và làm ra chế phẩm sinh học, chứ không phải là tìm những người đặt vào các vị trí trong bộ máy mình đang thiếu”, Chính chia sẻ.
Tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa, từng làm đạo diễn một số chương trình, sau đó lập công ty truyền thông, nhưng phá sản. Lăn lộn thương trường một thời gian, Chính nhận thấy đầu tư làm nông nghiệp phù hợp với mình hơn cả.
Ban đầu, Chính thành lập Tám Khỏe chỉ với 1.000 m2 đất sản xuất tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Thương hiệu này nhanh chóng phát triển, đến nay đã có khoảng 400 ha đất sản xuất (bao gồm liên kết và tự sản xuất) tại nhiều tỉnh, thành phố.
Khi mới ra đời, sản phẩm của Tám Khỏe chưa bán được. Chính đã tiếp cận khách hàng bằng việc tặng cho bạn bè, hàng xóm dùng thử sản phẩm trong hơn 1 tháng. Người sáng lập thương hiệu Tám Khỏe cho rằng, đây là chiến lược tiếp cận cũng như tăng số lượng khách hàng hiệu quả nhất. Đến nay, hơn 3.000 khách cá nhân/gia đình đang mang lại giá trị khoảng 300.000 đồng/đơn hàng đều đặn 3 lần/tuần, chưa kể nhóm đối tác chuỗi cửa hàng, siêu thị.
Đặt chân vào lĩnh vực nông nghiệp, ban đầu Chính cũng như bao người trẻ mới lập nghiệp còn mơ hồ về mỹ từ “nông nghiệp công nghệ cao”, nhưng càng làm, anh càng sáng tỏ nhiều điều. Anh rút ra một điều, công nghệ cao không có gì quá phức tạp, mà quan trọng nhất trong sản xuất là phải đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong năm nay, Tám Khỏe sẽ cắt giảm mọi công đoạn trung gian, cũng như chấp nhận không có lãi để tiếp cận số lượng lớn khách hàng.
Giao hàng đang là bài toán khó của Tám Khỏe. Yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng tươi nguyên của sản phẩm, cũng như sự tin tưởng cho khách hàng. “Tôi vẫn đang suy nghĩ nên tự xây dựng đội ngũ giao hàng riêng biệt, hay thuê dịch vụ bên ngoài”, Chính phân vân.
Kế hoạch của đội ngũ vận hành Tám Khỏe là xây dựng một thương hiệu nông sản uy tín. Tham vọng của người sáng lập Tám Khỏe là sẽ tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm như nước ép, rau củ sấy khô, muối chua... theo dạng ready to eat (sẵn sàng để ăn).
Chính cho biết, để tạo sức bật cho Tám Khỏe cần những cú huých. Anh sẵn sàng cho thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp của mình để phát triển thương hiệu này vươn xa hơn nữa.
Chat với Phạm Công Chính:
Rốt cuộc, anh đam mê nông nghiệp hay điện ảnh?
Ở thời điểm hiện tại, đó là nông nghiệp. Ngày trước, tôi muốn đưa những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp trong cuộc sống, trong văn học lên màn ảnh. Còn giờ đây, tôi muốn làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch để khách hàng ở mọi tầng lớp đều có thể ăn rau, củ, quả hữu cơ. Hai đam mê này không triệt tiêu mà đang bổ sung cho nhau. Đó là lý do vì sao tôi có Tám Khỏe media để sản xuất phim, chương trình truyền hình chuyên về nông nghiệp và đang hợp tác cùng đạo diễn Võ Thanh Hòa.
Phạm Công Chính làm đạo diễn và trong vai trò một người làm kinh doanh có gì khác nhau?
Trước kia tôi ít tóc bạc hơn bây giờ.
Nghĩa là anh đã từ bỏ công việc nhàn hơn để đổi lấy áp lực?
Áp lực nhưng rất vui. Niềm vui đến khi nhìn từng cây rau, con cá lớn lên, khi cảm nhận được sự khác biệt lúc ăn từng loại rau. Được làm việc mình thích thì sẽ không thấy đó là áp lực.
-
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau?
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024