Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Phát hành trái phiếu giảm 60%, có 308.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2023
T.L - 09/12/2022 14:00
 
Trong tháng 11/2022, một số doanh nghiệp rục rịch phát hành trái phiếu trở lại song vẫn vắng bóng trái phiếu bất động sản.

Số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, trong tháng 11/2022, có 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ được ghi nhận với giá trị 1.934,7 tỷ đồng.

CTCP Tập doàn Masan là doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong tháng 11 với 1.700 tỷ đồng, ngoài ra còn có 4 đợt phát hành đến từ Ngân hàng TMCP BIDV, CTCP Đầu Tư Đức Trung và CTCP City Auto.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, có tổng cộng 2 đợt phát hành ra quốc tế của CTCP Tập đoàn VinGroup trị giá 625 triệu USD, 23 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 10.599 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 420 đợt phát hành riêng lẻ trị giá xấp xỉ 242.865 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).

Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu  riêng lẻ giảm 56%.

Nhóm ngân hàng hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.371 tỷ đồng, tương đương 53,8% tổng giá trị phát hành. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 51.829 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 163.974 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. VBMA cho biết, trong năm 2023, sẽ có khoảng 308.622 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023 diễn ra đầu tuần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, Chính phủ đã thành lập 3 tổ công tác.

Các tổ công tác gồm: Tổ công tác liên quan đến thanh khoản tín dụng do Phó thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng; Tổ công tác liên quan đến xử lý khó khăn với thị trường bất động sản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng; Tổ công tác để xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng.

Nhờ đó, tình hình đang ổn định trở lại, nhất là tâm lý thị trường, niềm tin thị trường đang được tăng cường, củng cố. Các vấn đề đột xuất, phức tạp diễn ra được xử lý bình tĩnh, chắc chắn, mang lại hiệu quả, nhất là xử lý một số ngân hàng yếu kém. Thị trường chứng khoán có tín hiệu tích cực trở lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng đã định hình được các công việc để cùng làm với doanh nghiệp và nhà đầu tư với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Các cơ quan cũng làm việc với các doanh nghiệp bất động sản để lắng nghe các kiến nghị.

Cần sớm có giải pháp phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán
Đại biểu Quốc hội cho rằng, khơi thông dòng vốn để phục hồi và phát triển kinh tế là một trong những điểm nghẽn và là thách thức rất lớn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư