Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phát triển Đồng bằng sông Hồng: Chia việc, dựng liên kết
Khánh An - 03/12/2013 10:19
 
Đón khả năng gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam và xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng bàn việc thực hiện quy hoạch chung. Hà Nam cam kết 10 điểm với nhà đầu tư
Công bố  Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hội nghị Công bố quy hoạch tổng thể phát tiển kinh tế xã hội
Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 tại Hà Nam

Phát biểu tại Hội nghị Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 diễn ra sáng nay, 3/12 tại Hà Nam, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với những quan điểm và mục tiêu mang tính định hướng, đó là đi đầu trong cả nước trong phát triển kinh tế, thực hiện đột phá chiến lược, tái cấu trúc nền kinh tế…

“Tuy nhiên, các địa phương cần dựa trên lợi thế của mình cũng như những khó khăn để xây dựng quy hoạch chuyên ngành và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm cho thích hợp”, ông Đông nói.

Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), điểm thuận trong thực hiện Quy hoạch vùng vào lúc này là cơ hội khai thác các lợi thế của từng địa phương trong Vùng và cả Vùng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào năm sau.

“Do Trung Quốc không phải là thành viên của TPP nên việc chuyển quá trình sản xuất từ Trung Quốc sang một nước thành viên khác của TPP là có thể dự đoán được. Trong cơ cấu sản xuất hiện nay, chỉ có Việt Nam có cơ cấu công nghiệp khá tương đồng, do đó có cơ hội lớn nhất thay thế Trung Quốc”, bà Tuệ Anh phân tích khi nhắc tới lợi thế về vị trí.

Tuy nhiên, ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc khai thác cơ hội này không đơn giản. “Khu vực này thiếu các tuyến đường cao tốc, sân bay, cảng biển có tầm cỡ khu vực, hệ thống logistic, giao thông tập trung quá mức ở Hà Nội, hệ thống sản xuất đang chậm phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ”, ông Thắng phân tích.

Như vậy, việc phân chia công việc và xây dựng các mối liên kết dựa trên các lợi thế của từng địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng đang đóng vai trò quan trọng.

Theo đó, Hà Nội với lợi thế về trung tâm văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học của cả nước sẽ tập trung phát triển những ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như ngành công nghệ cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ y tế , giáo dục.

Quảng Ninh với lợi thế về khai thác than và du lịch, dịch vụ cảng biển trong liên kết chặt chẽ với Hải Phòng. “Đối với ngành du lịch, Quảng Ninh cần kết nối chặt chẽ với Hà Nội và Hải Phòng, các tỉnh khách để đa dạng hóa gói dịch vụ đồng thời tăng cường liên kết với các ngành vận chuyển và bán lẻ dể nâng cao giá tị gia tăng cho toàn bộ chuỗi du lịch là trọng tâm”, bà Tuệ Anh nói.

Trong khi đó, Hải Phòng có lợi thế tuyệt dối về dịch vụ cảng và vận tải biển nên tập trung phát triển những ngành để khai thác lợi thế này. Nhưng công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng không thể tách rời các cụm công nghiệp điện tử Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để nâng cao giá trị gia tăng. đối với dịch vụ logistic.

Cùng với đó, việc kết nối Hải Phỏng với các trung tâm công nghiệp của cả vùng như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương… với hệ thống liên hoàn các kho bãi và đội vận tải đa phương thức quy mô lớn sẽ giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp trong vùng và trên cả nước

Với Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, hai địa bàn đang dần hình thành cụm công nghiệp điện tử và các ngành cơ khí chế tạo, cần có chính sách ưu tiên để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào cụm công nghiệp này ttrên tất cả các lĩnh vực như cung cấp đầu vào, các sản phẩm phụ trợ, dịch vụ logistic…

Các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương có vị trí, vai trò đầu mối về giao lưu kinh tế, thương mại và quốc phòng – an ninh ở nội địa đòng bằng sông Hồng, phát triển các dịch vụ mũi nhọn gồm dịch vụ vận chuyển – kho bãi – logistic - dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính – ngân hàng, dịch vụ khoa học – công nghệ và du lịch trở thành các ngành kinh tế hạt nhân của các tỉnh này.

Đây cũng là nơi các khu công nghiệp chuyên ngành đặt đại bản doanh như khu công nghiệp cơ khí sản xuất phụ tùng lắp ráp ô tô. “Các khu này cần được kết nối liên hoàn với các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng…”, bà Tuệ Anh phân tích.

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đồng bằng sông Hồng
Chính phủ đặt mục tiêu lượt khách du lịch tới đồng bằng sông Hồng chiếm một nửa cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư