
-
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026
-
Samsung cùng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-
Danh mục phân loại xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh hiệu quả
-
Hồ Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào 16h00 ngày 9/7
-
Việt Nam hành động kiểm soát ô nhiễm không khí giai đoạn 2025-2030 -
Phát huy thế mạnh của các chi hội nông dân trong nông nghiệp Thủ đô
Tại “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 28/6, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua, Hà Nội buộc phải tiết giảm điện đến 40% công suất.
![]() |
Toàn cảnh buổi Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam". |
Điện năng là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Bên cạnh việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện, giới chuyên gia và nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến hướng bổ sung từ năng lượng điện tái tạo như mặt trời, gió. Từ đó giúp phần nào đảm bảo an ninh cho sản xuất bền vững.
Trong quá trình diễn ra hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam; những kinh nghiệm và thành công đã đạt được từ việc triển khai ứng dụng điện mặt trời trong các nhà máy sản xuất và các cơ sở công nghiệp. Các diễn giả cũng đã đề cập đến thách thức mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt và đưa ra những giải pháp để vượt qua.
Ông Lê Anh Tuấn, Đại diện GreenYellow Việt Nam, thành viên Tập đoàn năng lượng châu Âu đã giới thiệu về “Giải pháp điện mặt trời 0 đồng cho doanh nghiệp” và các dự án GreenYellow Việt Nam đã hợp tác đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam cho ngành công nghiệp sản xuất.
“Các đơn vị cung cấp giải pháp về điện mặt trời mái nhà không nối lưới, việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời chỉ nên áp dụng với mái nhà xưởng trên 5.000 m2, doanh nghiệp có hóa đơn tiền điện trên 500 triệu đồng/năm và báo cáo tài chính 3 năm gần nhất có lãi”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Vân, Phó chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội (HANSIBA), Hội thảo được tổ chức là rất thiết thực, hỗ trợ các hội viên tiếp cận rõ hơn về kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất, đồng thời lan tỏa tới cộng đồng và doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện định hướng của Đảng - Nhà nước và các cấp ngành trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
![]() |
Ông Nguyễn Vân, Phó chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA). |
Theo đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Ông Nguyễn Khắc Văn, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công Thương Hà Nội) nhận định, miền Bắc đang trong giai đoạn thiếu điện, nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái được phát triển không giới hạn. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng này.
Cùng theo ông Nguyễn Khắc Văn, doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng. Việc đầu tư cho năng lượng tái tạo còn là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, lợi về nguồn thu cho doanh nghiệp cung cấp giải pháp và thiết bị, lợi về chi phí cho doanh nghiệp đầu tư sử dụng.
Về lợi ích lâu dài, doanh nghiệp sản xuất sẽ được cung cấp các chứng chỉ về phát triển bền vững khi sử dụng năng lượng xanh, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, nhu cầu về điện tăng gấp 3 lần và trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Điện được làm từ nhiều nguồn gồm: Than, thủy điện, năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió).
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch Tập đoàn N&G Group cho biết, để phát triển điện mặt trời mái nhà nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như nguồn vốn vay để đầu tư, hay những chính sách cụ thể cho việc đầu tư này đối với các doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết và trao biên bản thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa GreenYellow và các doanh nghiệp hội viên HANSIBA.

-
Việt Nam hành động kiểm soát ô nhiễm không khí giai đoạn 2025-2030 -
Phát huy thế mạnh của các chi hội nông dân trong nông nghiệp Thủ đô -
Thẩm quyền mới của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực môi trường -
Bước tiến xanh cho đô thị: Hướng đến giảm 20% bụi mịn PM2.5 vào năm 2030 -
Xây dựng nền pháp lý vững cho trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp -
Suntory PepsiCo Việt Nam hợp tác bảo tồn nguồn nước, vì một Việt Nam xanh -
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới