Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia
Như Trung - 15/07/2021 09:15
 
Đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ bình quân dự kiến đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ (KHCN) hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỉ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỉ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỉ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Phát triển tổ chức trung gian của thị trường KHCN: Trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường KHCN; thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường KHCN, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường KHCN; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KHCN; tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường KHCN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường KHCN; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN…

Xây dựng cơ chế tạo động lực cạnh tranh

Trong đó, Chương trình xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường KHCN; cơ chế liên thông thị trường KHCN với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động.

Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa KHCN trên thị trường.

Triển khai các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hết là đối với một số lĩnh vực công nghiệp/ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hoá, chế biến sâu trong nông nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

Vingroup tài trợ 136 tỷ đồng cho 28 dự án khoa học công nghệ năm 2020
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata, Tập đoàn Vingroup vừa tổ chức “Lễ ký kết tài trợ dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư