-
Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng -
Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực -
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng -
Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
Kết quả biểu quyết phê chuẩn. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng 25/6, với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính Anh gia nhập sẽ đưa CPTPP trở thành thị trường hơn 500 triệu dân, với GDP ước tính hơn 13.600 tỷ USD, bằng 15% GDP thế giới.
Thực tế, các nước CPTPP và Anh đã kết thúc đàm phán từ tháng 3/2023 và ký thỏa thuận đưa Anh trở thành thành viên của khối thương mại 12 nền kinh tế vào tháng 7/2023. Để được công nhận chính thức, các nước thành viên CPTPP cần phê chuẩn các văn kiện liên quan.
Nghị quyết nêu rõ, áp dụng toàn bộ nội dung của Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và các quy định của Hiệp định CPTPP được ký ngày 8/3/2018 tại Chile được nêu tại Phụ lục 2 của Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/1/2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan đối với Vương quốc Anh.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Anh.
Thủ tướng được giao chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Anh.
Anh đã nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ 2018, nhằm kích thích xuất khẩu hậu Brexit. Chính phủ nước này ước tính hiệp định này sẽ giúp họ giảm thuế nhập khẩu ôtô, rượu và sản phẩm từ sữa. GDP Anh sẽ tăng thêm 1,8 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) mỗi năm trong dài hạn.
CPTPP là thỏa thuận bổ sung bên cạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Anh đang có với hầu hết các nước thành viên.
Trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Anh đã dành mức cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong CPTPP, cao hơn so với cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA), trong một số nội dung quan trọng với Việt Nam.
"Trong khuôn khổ gia nhập Hiệp định CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường", ông Hà nói.
Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Điều này, thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương giữa Việt Nam với Vương quốc Anh; khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới; tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, thảo luận việc phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh, một số ý kiến đại biểu đề nghị có cơ chế hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ý kiến khác đề nghị Chính phủ có gói hỗ trợ để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường.
Cạnh đó, có đại biểu đề nghị nâng cao năng lực phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước…
Ông Hà cho biết, tiếp thu các ý kiến, giải pháp mà các đại biểu Quốc hội nêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế của Việt Nam, các địa phương và doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội khi văn kiện có hiệu lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung và quy định chi tiết các nội dung này trong kế hoạch thực hiện văn kiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận định khả năng sẽ có đủ 6 thành viên của CPTPP hoàn tất thủ tục phê chuẩn trước ngày 16/10/2024 thì văn kiện sẽ sớm có hiệu lực (từ ngày 16/12/2024).
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh sửa kế hoạch, xác định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung công việc về xây dựng pháp luật, thể chế để kịp thời triển khai thực hiện khi văn kiện có hiệu lực.
-
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng -
Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ -
Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư -
Ninh Thuận trình phê duyệt hồ sơ Quy hoạch Cảng Hàng không Thành Sơn -
Hà Nội thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang -
Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024