Với diễn biến trong nửa cuối phiên sáng, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ có diễn biến tích cực hơn trong phiên chiều, thậm chí VN-Index có thể đảo chiều tăng điểm, khi VNM vẫn có đà tăng tốt, bên cạnh sự hỗ trợ của một số mã khác như MSN, VJC.

Tuy nhiên, thị trường chỉ cầm cự được ít phút trong đầu phiên chiều trước khi lực cung lớn lại được ồ ạt xả ra, trong khi lực cầu rất thận trọng, khiến VN-Index lao dốc về lại gần mức 926 điểm như đầu phiên sáng. Các mã lớn như SAB, nhóm ngân hàng, ROS, VRE, GAS đều giảm mạnh. Trong 20 mã có mức vốn hóa lớn nhất trên sàn, chỉ có 3 mã tăng giá là VNM, MSN và VJC, còn lại đều giảm mạnh.

Trong đợt ATC, lực bán càng diễn ra mạnh hơn khiến nhiều mã lao dốc về mức thấp nhất ngày như SAB, CTG, VRE, PLX, VCB, trong đó CTG còn đóng cửa ở mức sàn, khiến VN-Index cũng lao về mức thấp nhất ngày, xuyên thủng luôn mốc 920 điểm.

Cụ thể, chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index giảm 22,71 điểm (-2,42%), xuống 917,45 điểm với 217 mã giảm, trong khi chỉ có 77 tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 193,98 triệu đơn vị, giá trị 4.576,97 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,8% về khối lượng và giảm 11,8% về giá trị so với phiên cuối tuần qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,87 triệu đơn vị, giá trị 811,73 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 11/12
Diễn biến VN-Index phiên 11/12

Tương tự VN-Index, chỉ số HNX-Index cũng chỉ cầm cự được ít phút đầu phiên trước khi nới rộng đà giảm, xuống mức thấp nhất phiên trước áp lực bán diễn ra tại các mã lớn, trong đó có nhiều mã giảm rất mạnh như VCG, VGC, SHB, HUT, SHS.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 2,03 điểm (-1,78%), xuống 111,78 điểm với 59 mã tăng, trong khi có tới 117 mã giảm. Tổng khối lượng khớp đạt 73,45 triệu đơn vị, giá trị 921,32 tỷ đồng, tăng tới 67,2% về khối lượng và tăng 54% về giá trị so với phiên cuối tuần qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7 triệu đơn vị, giá trị 160,7 tỷ đồng.

Trên HOSE, trong nhóm 10 mã có vốn hóa lớn nhất, VNM cũng chỉ còn tăng 1,54%, lên 191.000 đồng, dù có lúc đã lên mức 194.200 đồng; MSN chỉ còn tăng 0,14%, lên 72.000 đồng. Trong khi đó, SAB giảm 5,18%, xuống mức thấp nhất ngày 293.000 đồng, VIC giảm 1,37%, xuống 72.000 đồng, VCB cũng giảm 5,21% về mức thấp nhất ngày 44.600 đồng, GAS giảm 2,92%, xuống 83.200 đồng, VRE giảm 4,26%, xuống mức thấp nhất ngày 45.000 đồng, BID giảm 4%, xuống 24.000 đồng, CTG giảm sàn về 21.400 đồng với 2,9 triệu đơn vị được khớp, PLX giảm 2,28%, xuống 64.400 đồng, cũng là mức thấp nhất ngày.

Còn xét trong top 20, chỉ có thêm VJC tăng 2,63%, lên 132.700 đồng, còn lại đều giảm, trong đó có những mã giảm mạnh như ROS (-6,06%, xuống 144.200 đồng), BHN (-6,68%), xuống 123.000 đồng, BVH (-5,8%, xuống 58.500 đồng)…

Ngày 18/12 tới đây, Bộ Công thương sẽ đem ra đấu giá hơn 343,66 triệu cổ phiếu SAB với giá khởi điểm 320.000 đồng.

Tuy nhiên, dòng tiền dường như không rút ra khỏi thị trường, mà chuyển hướng sang các mã nhỏ, giúp nhiều mã có sắc xanh, thậm chí tăng trần. Cụ thể, FLC tăng 0,29%, lên 6.900 đồng với 22,23 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu thị trường, HHS tăng 5,88%, lên 5.400 đồng với 6,25 triệu đơn vị được khớp, thậm chí TCH lên mức trần 23.150 đồng với 5,65 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần. Cũng có sắc tím còn có TTF khi tăng lên 7.860 đồng, KPF lên 11.350 đồng, CIG lên 2.280 đồng. Ngoài ra, một số mã khác cũng có sắc xanh như FIT tăng 0,11%, lên 8.710 đồng với 4,21 triệu đơn vị, AMD tăng 2,73%, lên 9.420 đồng. Trong khi đó, OGC, HQC, ITA, KBC, HAI, HAG, HNG, DLG, KSA, HAR, TSC… đóng cửa trong sắc đỏ.

Trên HNX, diễn biến các mã lớn cũng tương tự. Trong top 10, chỉ VCS tăng 2%, lên 240.200 đồng và VPI tăng nhẹ 0,26%, lên 38.300 đồng, cùng PVI và PHP đứng ở tham chiếu, còn lại đều giảm mạnh. Trong đó, giảm mạnh nhất là VCG với mức giảm 8,47%, xuống 22.700 đồng, thậm chí có lúc đã xuống mức sàn 22.400 đồng ngay mở cửa phiên hôm nay. Tổng khối lượng khớp đạt 6,35 triệu đơn vị, đứng sau SHB và PVS.

Trong đó, SHB cũng giảm mạnh 5,32%, xuống 8.900 đồng với 22,12 triệu đơn vị được khớp, PVS giảm 2,16%, xuống 18.100 đồng với 6,86 triệu đơn vị được khớp.

Các mã khác như ACB giảm 1,67%, xuống 35.400 đồng với 2,36 triệu đơn vị được khớp, VGC giảm 5,18%, xuống 23.800 đồng, NTP giảm 1,76%, xuống 72.500 đồng.

Trong khi đó, dù không giữ được mức giá trần, nhưng PVX vẫn đóng cửa tăng 4,55%, lên 2.300 đồng với 5,83 triệu đơn vị được khớp, VIX cũng tăng 1,59%, lên 12.800 đồng với hơn 1,4 triệu đơn vị được khớp, thậm chí NDF còn tăng trần lên 7.500 đồng.

Trên sàn UPCoM, dù đầu phiên chiều đã nới rộng đà tăng, đi ngược với xu hướng của 2 sàn niêm yết. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, lực bán cũng diễn ra mạnh ở một số mã lớn khiến chỉ số UPCoM-Index đảo chiều lao thẳng qua tham chiếu, xuống mức thấp nhất ngày, trước khi kịp thoát khỏi mức đáy của ngày trong ít phút cuối phiên.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,35%), xuống 54,27 điểm với 8,75 triệu đơn vị được khớp, giá trị 154,75 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,4 triệu đơn vị, giá trị 36,36 tỷ đồng.

Trên sàn này, LBP vẫn là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất với 2,58 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,08%, lên 13.400 đồng. Cũng có sắc xanh là SDI, MSR, MCH, TIS, trong khi VIB, AVC quay đầu, GEX, HVN, DVN cũng giảm giá, gây áp lực lên chỉ số.

Ngoài LBP, hôm nay có thêm 2 mã được khớp trên 1 triệu đơn vị trên UPCoM là GEX và HVN với 1,6 triệu đơn vị và 1,3 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,82%, xuống 24.100 đồng và giảm 7,85%, xuống 35.200 đồng.

Chứng khoán phái sinh hôm nay có 14.444 hợp đồng được giao dịch với tổng giá trị 1.332,52 tỷ đồng, giảm 13,77% so với phiên trước đó.