-
Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu -
Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5% -
Góc nhìn TTCK tuần 16-20/9: Hụt thanh khoản, chỉ số chịu áp lực về vùng 1.250 điểm -
Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo -
Mía đường Sơn La sắp chia cổ tức 200% -
Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ quý IV/2024
TIN LIÊN QUAN | |
Thông tư 36 lại nóng trước giờ G | |
Phát Đạt dự kiến tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng | |
GAS dự chi 1.000 tỷ đồng mua 10 triệu cổ phiếu quỹ |
Bước vào phiên giao dịch chiều, thị trường chỉ cầm cự thêm được khoảng 30 phút trước khi áp lực bán diễn ra trên diện rộng, kéo cả 2 chỉ số chính cắm đầu đi xuống. Trong khi VN-Index nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của GAS, BID, nên vẫn duy trì được sắc xanh, trong khi đà giảm của HNX-Index ngày càng được nới rộng.
Kết thúc phiên, VN-Index tăng 4,59 điểm (+0,81%), lên 574,32 điểm với 65 mã tăng, trong khi có tới 169 mã giảm. Trong số mã tăng đáng chú ý vẫn là 2 sắc tím tại GAS và BID. VN30-Index do không có được sự “phò tá” của 2 mã này nên quay đầu giảm 2,68 điểm (-0,43%), xuống 615,73 điểm.
Do lực bán chốt lời gia tăng, nên thanh khoản phiên hôm nay tăng khá so với phiên trước với 134,93 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị 2.170,9 tỷ đồng, tăng 25,5% về khối lượng và 15,8% về giá trị so với phiên trước. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận phiên này cũng khá lớn khi đóng góp 11,6 triệu đơn vị, giá trị 318,4 tỷ đồng trong tổng giao dịch hôm nay.
Diễn biến VN-Index phiên 12/1 |
Trong khi đó, trên HNX, với 139 mã giảm, trong khi chỉ có 59 mã tăng, HNX-Index mất 0,93 điểm (-1,09%), xuống 84,72 điểm. Tương tự, HNX30-Index cũng giảm 1,86 điểm (-1,11%), xuống 164,85 điểm khi số mã giảm giá nhiều gấp hơn 4 lần số mã tăng giá.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,4 triệu đơn vị, giá trị 624 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,34 triệu đơn vị, giá trị 45,66 tỷ đồng.
Diễn biến HNX-Index phiên 12/1 |
Trong phiên sáng, dù số mã giảm giá cũng nhiều hơn số mã tăng giá, nhưng trong số sắc xanh, có sự xuất hiện của khá nhiều bluechip. Tuy nhiên, trong phiên chiều, số sắc xanh trong nhóm cổ phiếu lớn đã mất dần, thậm chí ở cả nhóm ngân hàng, như MBB từ mức tăng trong phiên sáng, đảo chiều giảm 100 đồng, xuống mức thấp nhất ngày 14.200 đồng với 6,46 triệu đơn vị được khớp. EIB cũng đóng cửa trong sắc đỏ khi giảm 100 đồng với tổng khớp chưa tới 0,8 triệu đơn vị.
Cũng đóng cửa trong sắc đỏ còn có các mã bluechip khác như VNM, VIC, DPM, PVD, KDC, GMD, CII, SSI, HCM…
Mặc dù vậy, cảnh hay trong “vở kịch” ngày hôm nay vẫn là tại OGC. Mặc dù nhận được lực mua khá tốt, nhưng mỗi khi OGC vừa chớm hồi phục, luôn có một lực bán mạnh, kìm mã này lại khiến OGC đóng cửa ở mức 6.000 đồng với 32,25 triệu đơn vị được khớp. Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày chào sàn của OGC và cũng là phiên có tổng khối lượng khớp lớn nhất kể từ ngày lên sàn HOSE của mã này.
Đang có một số thuyết âm mưu cho rằng, đang có những “tay to” cố tình đè OGC xuống 5.900 - 6.000 để gom vào và dường như họ đã thực hiện được ý đồ của mình. Tuy nhiên, nhiều khả năng, thông tin về việc Bộ Công an đề nghị OceanBank phong tỏa tài khoản của OGC vẫn ảnh hưởng xấu tới mã này và chính là lý do khiến OGC bị bán mạnh và giảm về mức thấp như hiện nay.
Không chỉ OGC, các mã có tính đầu cơ khác cũng đồng loạt giảm giá trong phiên hôm nay, như FLC giảm 300 đồng (-2,73%), xuống 10.700 đồng, cũng là mức thấp nhất ngày với 7,86 triệu đơn vị được khớp; VHG giảm 600 đồng (-4,76%), xuống 12.000 đồng với 4,9 triệu cổ phiếu được khớp; ITA giảm 100 đồng với 4,35 triệu đơn vị được khớp; HQC cũng giảm 100 đồng, KBC đóng cửa giảm 200 đồng… HAI thậm chí giảm sàn xuống 15.900 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp, trong khi TSC may mắn thoát được “sắc xanh mắt mèo”, nhưng cũng giảm 1.300 đồng (-2,6%), xuống 48.700 đồng.
Trên HNX, SHB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 7,15 triệu đơn vị, nhưng không còn duy trì được sự tích cực về giá như phiên sáng khi chốt phiên xuống mức thấp nhất ngày 8.800 đồng, giảm 200 đồng (-2,22%).
Trong khi đó, KLF thậm chí có lúc đã bị kéo xuống mức giá sàn 10.000 đồng trước khi được kéo trở lại mức 10.700 đồng, giảm 400 đồng (-3,6%) với 5,99 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, FIT lại bất ngờ được kéo qua tham chiếu khi chốt phiên tăng 300 đồng.
Trừ ngoại trường hợp ngoại lệ FIT, các mã lớn đáng chú ý khác đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Thị trường có tăng, có giảm là điều bình thường. Sau phiên tăng mạnh trước đó, thị trường điều chỉnh trở lại như HNX-Index trong phiên hôm nay lại là điều hay. Tuy nhiên, với việc VN-Index cứ níu giữ sắc xanh, trong khi tài khoản nhờ đầu tư vẫn "teo dần" lại khiến cho nhiều nhà đầu tư khó chịu. Đã có không ít khuyến nghị của các chuyên gia và công ty chứng khoán cho rằng, VN-Index đã không còn đáng tin và nhà đầu tư nên quan tâm đến việc "nuôi con gì, trồng cây gì" hơn là cứ chăm chăm nhìn vào Index.
Áp lực chốt lời rình rập thị trường Thị trường chứng khoán tuần qua đã trải qua tuần giao dịch đầy hưng phấn, đặc biệt là trong phiên tăng điểm mạnh mẽ cuối tuần nhờ sự nâng bước của nhóm ngân hàng và dầu khí. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán cảnh báo cả hai chỉ số đều đã lên mức khá cao, sát các ngưỡng kháng cự kỹ thuật mạnh và áp lực chốt lời đi kèm những phiên điều chỉnh có thể diễn ra bất cứ lúc nào. |
Thành Lê (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ quý IV/2024 -
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Chứng khoán VIX tiếp tục chào bán 79,8 triệu cổ phiếu mà cổ đông không mua -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
BaF Việt Nam nhận chuyển nhượng 40% vốn tại Sản xuất Rừng Xanh
-
1 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
2 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
3 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
4 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
5 Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi