
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
Sau những phút buông xuôi đầu phiên, lực cầu gia tăng giúp thị trường hồi phục tích cực, ngưỡng 580 điểm được phá vỡ một cách ngoạn mục. Hầu hết giới phân tích đều cho rằng, thị trường có thể tiến lên mốc cao hơn nếu vượt qua ngưỡng cản này bởi đây là ngưỡng cản cứng mà thị trường chưa thể vượt qua trong quý I dù đã nhiều lần kiểm định.
Tâm lý hứng khởi khi vượt thành công “bước tường thành” giúp tâm lý nhà đầu tư hứng khởi hơn khi sang phiên giao dịch chiều. Đà tăng thị trường tiếp tục duy trì giúp chỉ số VN-Index leo lên mốc 585 điểm.
Tuy nhiên, áp lực bán nhanh chóng xuất hiện đã chặn đứng đà tăng của thị trường. Cùng với việc mất giá của các cổ phiếu bluechip, chỉ số VN-Index dần thu hẹp đà tăng và càng về cuối phiên. Mặc dù thị trường vẫn giữ sắc xanh nhưng với lực cầu suy yếu khiến VN-Index một lần nữa chào thua trước “thách thức” 580 điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 129 mã tăng và 95 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 1,47 điểm (+0,25%) lên 579,49 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 1,58 điểm lên 586,21 điểm với 10 mã tăng, 8 mã giảm và 12 mã đứng giá.
Thanh khoản giảm đáng kể với tổng khối lượng giao dịch đạt 122,5 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.057,44 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 4,53 triệu đơn vị, trị giá hơn 225 tỷ đồng với đóng góp chủ yếu từ 0,83 triệu cổ phiếu VNM, trị giá 122,76 tỷ đồng và 2,47 triệu cổ phiếu STG, trị giá 37,28 tỷ đồng.
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên 14/4 |
Trên sàn HNX, sau nhịp rung lắc nhẹ vào cuối phiên, HNX-Index đã hồi xanh nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu bluechip. Với mức tăng 0,05 điểm (+0,06%), HNX-Index đứng ở mức 80,28 điểm. HNX30-Index tăng 0,2 điểm lên 142,25 điểm với 11 mã tăng, 11 mã giảm và 8 mã đứng giá.
Giao dịch trên sàn HNX cũng suy yếu với tổng khối lượng giao dịch đạt 42,13 triệu đơn vị, trị giá hơn 488 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 3,95 triệu đơn vị, trị giá 26,94 tỷ đồng. Riêng SHB thỏa thuận hơn 3,75 triệu đơn vị, trị giá 24 tỷ đồng.
![]() |
Diễn biến HNX-Index phiên 14/4 |
Trong nhóm cổ phiếu bluechip, bên cạnh trụ cột VNM và BVH lùi về mốc tham chiếu, đà tăng của các mã lớn khác như VIC, MSN, VCB, BID cũng hãm đáng kể, chỉ còn giữ sắc xanh nhạt.
Các cổ phiếu trong nhóm dầu khí tiếp tục đà giảm, trong khi các mã PVC, PVS, PVB, PLC cùng giảm nhẹ 1 bước giá, GAS giảm 0,65% thì PVD nới rộng đà giảm với biên độ giảm 2,44%, xuống mức giá thấp nhất trong ngày 24.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu ngành thép, sau khi thực hiện điều chỉnh giá để trả cổ tức, HSG đã lùi về mốc tham chiếu, còn lại hầu hết các mã trong nhóm đều tăng khá mạnh như HLA và VIS tăng trần, VGS tăng 5,1%, TLH và DNY cùng tăng 2,6%, NKG tăng 3,4%, HPG tăng 1%...
Cặp cha con HAG-HNG sau những rung lắc nhẹ đều lấy lại sắc tím nhờ lực cầu hấp thụ mạnh. Với khối lượng khớp 5,75 triệu đơn vị và dư mua trần gần 93.000 đơn vị, HAG dẫn đầu thị trường về thanh khoản; trong khi đó, HNG khớp 0,92 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,7 triệu đơn vị.
Bên cạnh HAG, nhiều mã bất động sản cũng giao dịch tích cực như FLC đứng giá tham chiếu và khớp 5,12 triệu đơn vị, ITA tăng 4,35% và khớp 4,41 triệu đơn vị, FIT tăng 2,78% và khớ 2,53 triệu đơn vị…
Điểm nhấn đáng chú ý là KBC. Hôm nay, KBC đã tổ chức ĐHCĐ thường niên để thông qua 2 phương án kế hoạch kinh doanh năm 2016. Trong đó, phương án tích cực là tổng doanh thu 2.900 tỷ đồng và 850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nếu Quốc hội tất cả các nước đều thông qua hiệp định TPP sớm; còn phương án khả quan là tổng doanh thu 1.900 tỷ đồng và 630 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nếu TPP chậm thông qua thì các nhà đầu tư sẽ không sớm đưa ra các quyết định đầu tư.
Giao dịch cổ phiếu KBC khá tích cực trong ngày Đại hội. Dù không bảo toàn được sắc tím trong phiên nhưng KBC đã có mức tăng 3,94%, lên 13.200 đồng/CP, đây vẫn là mức giá cao nhất trong năm 2016 và giao dịch sôi động với 4,29 triệu đơn vị được chuyển nhượng, mức thanh khoản cao nhất kể từ phiên 18/12/2015.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế