Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Phiên 16/3: VN-Index "đánh chiếm" thành công mốc 1.150 điểm trong phiên "Tây" chốt danh mục
 
Thị trường gần như không có phản ứng với việc 2 quỹ ETF ngoại chốt danh mục. VN-Index duy trì đà tăng mạnh từ phiên sáng với sự hỗ trợ của các mã lớn và vượt qua ngưỡng 1.150 điểm.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/3

Phiên hôm nay, 2 quỹ ETF ngoại chốt danh mục và như truyền thống, các quỹ này tập trung chủ yếu vào đợt khớp lệnh ATC. Tuy nhiên, lượng mua vào và bán ra của các quỹ này không quá lớn và không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường như mấy năm trước.

Đà tăng mạnh của VN-Index đã được xác lập ngay từ phiên sáng với sự hỗ trợ đắc lực của nhóm cổ phiếu ngân hàng và sự trở lại mạnh mẽ của VNM, VIC, GAS, PLX. Thanh khoản cũng được duy trì khá tốt, chứ không thời gian trước khi nhà đầu tư thường tỏ ra thận trong trong phiên các quỹ ETF ngoại chốt danh mục.

Bước vào phiên giao dịch chiều, sau ít phút giằng co đầu phiên, VN-Index đã lấy lại sự cân bằng và đi ngang trên ngưỡng 1.150 điểm trong suốt thời gian sau đó. Trong đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, các quỹ ETF hoạt động mạnh, nhưng thị trường gần như không ảnh hưởng nhiều, lực cầu và cung của các quỹ này đều được đáp ứng tốt, nên không có nhiều đột biến về giá của các mã mua vào và loại khỏi danh mục. VN-Index cũng chỉ thoái lui nhẹ trong đợt ATC, nhưng vẫn đóng cửa trên ngưỡng 1.150 điểm.

Thanh khoản thị trường có cải thiện hơn so với mức trung bình của các phiên gần đây, nhưng mức tăng không quá mạnh.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng 11,43 điểm (+1,00%), lên 1.150,9 điểm với 148 mã tăng và 145 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 308,62 triệu đơn vị, tăng 32,8% so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt 10.755 tỷ đồng, tăng 61,37% so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 48,42 triệu đơn vị, giá trị 2.041 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng vẫn duy trì được đà tăng dù không quá mạnh. Trong đó, VCB tăng 1,22%, lên 74.700 đồng, BID tăng 2,64%, lên 42.800 đồng, CTG tăng 0,27%, lên 36.700 đồng, VPB tăng 0,78%, lên 64.300 đồng, MBB tăng 0,14%, lên 36.000 đồng, HDB tăng 0,67%, lên 44.800 đồng, STB tăng 0,93%, lên 16.300 đồng, EIB đứng ở mức tham chiếu 15.000 đồng. Trong đó, STB là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 22,64 triệu đơn vị được khớp.

Dù nhóm ngân hàng hạ nhiệt nhưng thị trường lại được bù lại bởi sự khởi sắc của các mã lớn khác như VNM tăng 1,81%, lên 214.000 đồng, GAS tăng 5,79%, lên 128.000 đồng, SAB tăng 6,78%, lên 228.500 đồng.

Nhóm chứng khoán hôm nay cũng khởi sắc với VCI, BSI, CTS tăng trần, SSI tăng 4,46%, tuy nhiên, VND lại giảm nhẹ.

Ở chiều ngược lại, dù được ETF mua vào khá mạnh, tới 25,2 triệu đơn vị, nhưng lực bán ra từ các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng lớn với 21,3 triệu đơn vị (giao dịch của khối ngoại chủ yếu diễn ra trong phiên thỏa thuận), nên VRE vẫn đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm 1,51%, xuống 52.200 đồng với 15,64 triệu đơn vị được khớp.

Các mã được mua mạnh khác như PDR, TCH, chỉ lình xình ở quanh tham chiếu, còn SSI, VIC bị bán mạnh lại đóng cửa tăng giá. HPG cũng bị bán mạnh và đóng cửa giảm 0,66%, xuống 60.200 đồng.

Trên HNX, diễn biến cũng tương tự HOSE khi sau ít phút giằng co đầu phiên, đã lấy lại đà tăng tốt và thậm chí không gặp trở ngại nào trong đợt ATC.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,81 điểm (+1,38%), lên 133,1 điểm với 104 mã tăng và 89 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 79,91 triệu đơn vị, giá trị 1.399,4 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng, nhưng tăng hơn 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,48 triệu đơn vị, giá trị 137,45 tỷ đồng.

HNX-Index duy trì đà tăng vững vàng nhờ trong Top 10 mã có vốn hóa lớn trên sàn, chỉ có VCS và PVI giảm (lần lượt giảm 1,87% và 1,66%), trong khi có tới 5 mã tăng khá mạnh. Cụ thể, ACB tăng 2,02%, lên 50.400 đồng, SHB tăng 3,76%, lên 13.800 đồng, VGC tăng 3,72%, lên 25.100 đồng, VCG tăng 0,81%, lên 25.000 đồng, PVS tăng 4,29%, lên 24.300 đồng. Trong đó, SHB là mã có thanh khoản nhất với 27,7 triệu đơn vị. Tiếp đến là PVS với 5,75 triệu đơn vị và ACB với 4,16 triệu đơn vị.

Nhiều mã cổ phiếu nhỏ tăng nóng trong 2 phiên vừa qua đồng loạt quay đầu giảm sàn hôm nay như SPP, DPS, DCS, trong khi sắc tím lại xuất hiện tại ACM, NSH, SGO, NDF.

Trong khi đó, sàn UPCoM lại không được mạnh mẽ như 2 sàn niêm yết và giằng co ở gần tham chiếu trước khi đóng cửa tăng 0,22 điểm (+0,35%), lên 61,8 điểm với 109 mã tăng và 95 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,56 triệu đơn vị, giá trị 450 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,93 triệu đơn vị, giá trị 63,4 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, POW và OIL có sắc xanh khi đóng cửa với mức tăng 1,79%, lên 17.100 đồng và 2,27%, lên 22.500 đồng. Trong đó, POW dẫn đầu về thanh khoản với 3,92 triệu đơn vị được khớp, còn OIL chỉ được khớp trên 1 triệu đơn vị.

Sắc xanh cũng xuất hiện ở một số mã lớn khác như VGT, MSR, MCH, ACV, LPB, trong khi BSR, HVN, VIB lại đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng mức giảm nhẹ.

Các mã bé như PXL, ATA, NTB, TOP, PFL đồng loạt đóng cửa ở mức giá trần.

Chứng khoán phái sinh hôm nay chỉ có 14.786 hợp đồng được chuyển nhượng, giá trị 1.660,9 tỷ đồng, giảm 32% so với phiên trước đó. Đây là phiên có thanh khoản thấp nhất kể từ ngày 24/1.

Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu hưởng lợi từ CPTPP dè dặt chờ chuyển biến
Tuy còn dè dặt khi đánh giá cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng ghi nhận ban đầu từ một số...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư