
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
Phiên giao dịch 20/1 ghi nhận sự đảo chiều đáng chú ý kể từ giữa phiên chiều. Sắc xanh phủ rộng trên cả ba sàn chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu chất sàn tuần qua cũng đã “rã băng” thanh khoản phần nào.
Trái với sự giằng co của giao dịch phiên sáng, VN-Index bứt phá từ giữa phiên chiều. Còn HNX-Index và UPCoM-Index đã “quay xe” từ giữa sáng. VN-Index tăng 22,51 điểm (1,56%) lên 1.465,3 điểm. HNX-Index tăng 2,49 điểm (0,61%) lên 411,8 điểm. UPCoM-Index tăng 1,83 điểm (1,7%) lên 109,67 điểm.
Phiên tăng điểm này bất chấp những diễn biến tiêu cực của thị trường Mỹ đêm hôm qua. Trên thị trường châu Á, sàn chứng khoán Việt Nam thuộc top đầu tăng điểm. Giao dịch nhìn chung có sự phân hóa nhưng sắc đỏ vẫn áp đảo hơn.
Trên cả ba sàn, số cổ phiếu tăng là 587 mã, gồm 160 mã tăng trần. Trong khi đó, chỉ còn 188 mã giảm và 30 mã giảm sàn. Các cổ phiếu nhóm FLC hay nhóm ảnh hưởng tiêu cực vì thông tin giá đất ở Thủ Thiêm đã có giao dịch trở lại. Đã có 42,9 triệu cổ phiếu FLC được sang tay trong phiên hôm nay, số dư bán sàn chỉ còn 19,9 triệu đơn vị. Cổ phiếu CII cũng vẫn đóng cửa giảm kịch sàn, nhưng đã có thời điểm giao dịch ở giá xanh trong phiên.
Hầu hết các dòng cổ phiếu đều hồi phục, đặc biệt là nhóm chứng khoán. Nhiều cổ phiếu dòng này tăng trên 6% như IVS, PSI, APS, ORS, TVS… Đây đã là phiên thứ hai trở lại của dòng chứng khoán. Cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch tích cực. Đáng chú ý, ông lớn BIDV tăng giá cổ phiếu kịch biên độ và là yếu tố góp tới 4,15 điểm tăng cho VN-Index. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản và xây dựng đua nhau tăng trần. Tuy nhiên, cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn hóa lớn nhất là Vingroup giảm 0,84% và là cổ phiếu ghìm chân chỉ số nhiều nhất.
Chỉ số đã tăng điểm trở lại nhưng dòng tiền vẫn chưa quay về. Thanh khoản trên ba sàn đạt hơn 26.000 tỷ đồng, giảm so với phiên hôm qua do không còn ghi nhận giá trị thỏa thuận đột biến tại cổ phiếu MSN.
Tuy vậy, giao dịch trên thị trường vẫn tích cực hơn hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 24.110 tỷ đồng, tăng 30,2%. Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất là CII với giá trị giao dịch 1.385 tỷ đồng. Thanh khoản hai phiên trước chỉ hơn 5 tỷ đồng. Giá cổ phiếu CII đã trở lại mức hồi giữa tháng 12/2021. Cổ phiếu STB vẫn tiếp tục duy trì mức thanh khoản trên nghìn tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng trong phiên hơn 151 tỷ đồng. Nếu không kể giao dịch đột biến ở cổ phiếu MSN, giá trị bán ròng phiên này tăng khá. Cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là thuộc dòng bất động sản (NVL và NLG). Ở chiều ngược lại, khối ngoại giải ngân khá mạnh ở một số cổ phiếu như HPG (58 tỷ đồng), CTG (50 tỷ đồng)…

-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra?
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu