Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 20/2: VN-Index bảo toàn sắc xanh cùng thanh khoản tăng vọt
 
Trong phiên giao dịch chiều, thị trường giằng co và rung lắc quanh mốc 970 điểm, nhưng với trụ đỡ chính là VHM cùng sự góp sức của một số mã bluechip khác, đã giúp VN-Index bảo toàn ngưỡng kháng cự này.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 20/2
Diễn biến VN-Index phiên ngày 20/2

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường đã nhanh chóng nhập cuộc và liên tục phá vỡ các mốc kháng cự cao hơn qua từng phiên giao dịch. Trong phiên hôm qua, những tưởng thị trường sẽ quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng nhưng sự dẫn dắt ở một số mã lớn đã giúp VN-Index bảo toàn sắc xanh cùng thanh khoản tăng vọt.

Trong phiên sáng nay (20/2), thị trường một lần nữa bị “đe dọa” khi mở cửa, áp lực bán dâng cao đã kéo VN-Index về dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, vẫn là những “ông lớn” gánh vác vai trò chính nhanh chóng đưa thị trường bật tăng trở lại và càng leo cao hơn về cuối phiên, giúp chỉ số VN-Index tiếp tục chinh phục mốc 970 điểm trong phiên sáng.

Bước sang phiên giao dịch chiều, mặc dù một số bluechip hạ nhiệt khiến độ rộng thị trường bị thu hẹp, VN-Index rung lắc quanh mốc 970 điểm. Tuy nhiên, vẫn là thành viên nhà Vin – Vinhomes tiếp tục dẫn dắt và là trụ đỡ chính giúp thị trường bảo toàn thành công ngưỡng kháng cự vừa được thiết lập.

Đóng cửa, sàn HOSE có 136 mã tăng và 152 mã giảm, chỉ số Vn-Index tăng 6,23 điểm (+0,65%) lên 970,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 170,88 triệu đơn vị, giá trị 4.002,97 tỷ đồng, giảm 46,93% về lượng và 25,92% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận có đóng góp 25,6 triệu đơn vị, giá trị 884,47 tỷ đồng, trong đó VNM thỏa thuận 863.480 đơn vị, giá trị 123,62 tỷ đồng; VRE thỏa thuận 2,75 triệu đơn vị, giá trị 87,8 tỷ đồng và DHG thỏa thuận 965.200 đơn vị, giá trị 100,79 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, cổ phiếu VHM tiếp tục là trụ đỡ chính dù không còn bay cao như phiên hôm qua. Kết phiên, VHM tăng 3,9% lên 90.400 đồng/CP.

Bên cạnh VHM, hầu hết các cổ phiếu khác trong top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HOSE cũng giữ được đà tăng như VIC tăng 0,4% lên 116.500 đồng/CP, VNM tăng 0,3% lên 143.000 đồng/CP, VCB tăng 0,2% lên 59.100 đồng/CP, SAB tăng 1,2% lên 244.000 đồng/CP, BID tăng 3,3% lên 34.000 đồng/CP, CTG tăng 0,5% lên 20.600 đồng/CP. Ngoại trừ MSN giảm nhẹ 0,6% xuống 86.000 đồng/CP, còn GAS và TCB đứng giá tham chiếu.

Ngoài top 10, một số mã bluechip khác cũng góp phần hỗ trợ tích cực cho thị trường như VRE tăng 1,6% lên 32.100 đồng/CP, BVH tăng 1,9% lên 96.000 đồng/CP, HPG tăng 1,6% lên 32.200 đồng/CP với khối lượng khớp 5,88 triệu đơn vị và tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh hơn 1,31 triệu đơn vị.

Dòng bank diễn biến phân hóa nhưng đây vẫn là nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất với MBB dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE, đạt 9,69 triệu đơn vị; CTG và STB cũng nằm trong top 5 mã thanh khoản tốt nhất, đều đạt gần 5,5 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, AMD đã thoát khỏi sắc xanh mắt mèo nhưng vẫn giảm khá sâu 3,9%, kết phiên tại mức giá 2.920 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh gần 6,1 triệu đơn vị, đứng ngay sau MBB về thanh khoản. Ngoài ram HAG, FLC, ITA… cũng kết phiên trong sắc đỏ.

Tương tự, trên sàn HNX, thanh khoản cũng giảm khá mạnh và diễn biến rung lắc tiếp tục duy trì trong phiên chiều khiến HNX-Index liên tục đổi sắc, tuy nhiên chỉ số này vẫn may mắn có được phiên tăng điểm.

Đóng cửa, HNX-Index tăng nhẹ 0,09 điểm (+0,09%) lên 106,3 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 29 triệu đơn vị, giá trị 371,4 tỷ đồng, giảm 25,56% về lượng và 29,66% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,73 triệu đơn vị, giá trị 23,7 tỷ đồng.

Một số mã bluechip vẫn giữ được sắc xanh dù đà tăng có phần thu hẹp như cổ phiếu ACB tăng nhẹ 0,33% lên 30.400 đồng/CP; VGC tăng 0,5% lên 20.300 đồng/CP, PVS tăng 0,51% lên 19.700 đồng/CP, PVI tăng 0,59% lên 34.000 đồng/CP, còn VCG và SHB quay về tham chiếu.

Trái lại NTP và VCS vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng đà giảm đã thu hẹp như NTP giảm 1% xuống 38.600 đồng/CP, VCS giảm 0,16% xuống 63.200 đồng/CP.

Trong đó, SHB dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với khối lượng khớp 4,97 triệu đơn vị; tiếp theo đó là PVS khớp 3,79 triệu đơn vị; SHS khớp 1,7 triệu đơn vị, ACB khớp 1,69 triệu đơn vị, VGC khớp 1,48 triệu đơn vị.

Trên thị trường UPCoM, đà tăng được giữ vững trong suốt cả phiên chiều.

Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,42%) lên 55,47 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 9,59 triệu đơn vị, giá trị 207,32 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 304.664 đơn vị, giá trị 12,43 tỷ đồng.

Trong khi dòng bank niêm yết diễn biến phân hóa thì trên UPCoM lại khá khởi sắc, cụ thể LPB tăng % lên 9.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường đạt 2,13 triệu đơn vị; VIB tăng % lên 19.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 744.000 đơn vị.

 Còn BSR tiếp tục có phiên giảm thứ 2 sau chuỗi ngày tăng liên tục. Đóng cửa, BSR giảm 2,1% xuống 14.200 đồng/CP với thanh khoản đứng sau LPB, đạt 1,22 triệu đơn vị.

Phiên 19/2: Xanh vỏ, đỏ lòng
Áp lực bán gia tăng mạnh tại vùng giá cao khiến sắc đỏ lan rộng. Nhiều mã bluechips tăng tốt ở phiên sáng cũng không còn giữ được phong độ,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư