Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 23 tháng 01 năm 2025,
Phiên 2/3: Sóng ngân hàng lan sang bất động sản, VN-Index tái chiếm mốc 1.120 điểm
 
Tưởng chừng thị trường Việt Nam sẽ có phiên giảm sâu theo đà của chứng khoán thế giới, nhất là trước dấu hiệu chốt lời ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, cả 2 sàn đã đảo chiều tăng điểm ngoạn mục nhờ sự khởi sắc của nhóm bất động sản và một vài mã lớn khác.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 2/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 2/3

Trong phiên giao dịch sáng, ngay khi mở cửa, VN-Index đã mất hơn 12 điểm do áp lực bán mạnh sau phiên điều chỉnh chiều hôm trước, cùng đà lao dốc của chứng khoán thế giới. Tưởng chừng chứng khoán Việt Nam sẽ có phiên lao dốc theo chứng khoán thế giới như những phiên đầu tháng 2 vừa qua, thì thị trường nhận được sự hỗ trợ khi VN-Index lùi về ngưỡng 1.105 điểm.

Ở ngưỡng này, lực cầu mạnh dạn giải ngân, giúp đà giảm của nhóm ngân hàng hãm lại, trong khi các mã lớn như VNM, MSN tăng khá, GAS cũng đảo chiều tăng trở lại, giúp đã giảm của VN-Index hãm lại đáng kể khi đóng cửa sát ngưỡng tham chiếu.

Trong phiên giao dịch chiều, diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vẫn không có nhiều thay đổi tích cực khi cả Nikkei 225 và Hang Seng đều giảm mạnh 2,5% và 1,5%, nhưng chứng khoán trong nước lại ngược lại.

Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu tiếp tục được tung vào, kéo nhiều mã ngân hàng đảo chiều tăng giá, qua đó giúp VN-Index bứt qua tham chiếu lên sát ngưỡng 1.120 điểm. Tuy nhiên, ở ngưỡng này, lực cung một lần nữa gia tăng, đẩy chỉ số lùi lại sát ngưỡng tham chiếu. Trong khi nhiều nhà đầu tư đã nghỉ tới kịch bản phiên giảm tiếp theo của thị trường, thì bất ngờ VN-Index quay đầu tăng vọt trở lại nhờ sự hỗ trợ đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản.

Chốt phiên cuối tuần, VN-Index tăng 5,42 điểm (+0,49%), lên 1.121,21 điểm với 148 mã tăng và 126 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 210 triệu đơn vị, giá trị 6.631,68 tỷ đồng, giảm 7,6% về giá trị và 9,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 22 triệu đơn vị, giá trị 791,79 tỷ đồng.

Tương tự, dù có một vài phút khó khăn, nhưng HNX-Index cũng tăng vọt trong phiên chiều với sự hỗ trợ đắc lực của nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, thậm chí HNX-Index còn đóng cửa ở mức cao nhất ngày.

Cụ thể, chốt phiên cuối tuần, HNX-Index tăng 1,15 điểm (+0,91%), lên 128,25 điểm. Tổng khối lượng khớp đạt 54,62 triệu đơn vị, giá trị 1.002,44 tỷ đồng, giảm 26,45% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm chưa tới nửa triệu đơn vị, giá trị 8,17 tỷ đồng.

Về diễn biến của các nhóm cổ phiếu, như đã đề cập ở trên, dù có lúc hồi phục tốt, nhưng nhóm ngân hàng lại bị bán mạnh trong đợt ATC, khiến CTG và BID trở lại tham chiếu (32.700 đồng và 37.800 đồng), còn VCB, MBB, VPB giữ được sắc xanh nhạt (lên mức giá lần lượt là 71.800 đồng, 34.200 đồng, 61.900 đồng), còn HDB, STB, EIB đóng cửa giảm nhẹ. Trong đó, CTG có thanh khoản tốt nhất sàn với 16,33 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn khác tăng giá hỗ trợ tích cực cho thị trường như VNM tăng 1,68%, lên 199.300 đồng, GAS tăng 0,86%, lên 117.000 đồng, MSN tăng 0,55%, lên 91.500 đồng, VJC tăng 0,75%, lên 202.000 đồng…

Tuy nhiên, như đã nói, ấn tượng nhất trong phiên chiều nay là nhóm cổ phiếu bất động sản với sắc tím tại DXG lên 35.300 đồng với 6,67 triệu đơn vị được khớp sau khi ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 đầy tham vọng; HAR cũng có sắc tím lên 11.200 đồng với 3 triệu đơn vị; NVT tăng trần lên 4.710 đồng với 1,1 triệu đơn vị được khớp; NBB tăng trần lên 26.000 đồng.

Trong khi đó, dù không có mức tăng trần, nhưng nhiều mã cũng tăng mạnh như DIG tăng 6,75%, lên 26.900 đồng với 6,77 triệu đơn vị được khớp; SCR tăng 5%, lên 12.600 đồng với 11,53 triệu đơn vị được khớp, đứng sau CTG; KBC tăng 1,94%, lên 13.150 đồng; HDG tăng 2,3%, lên 49.000 đồng; LDG tăng 5,92%, lên 24.500 đồng, PDR tăng 2,61%, lên 37.350 đồng…

Trong khi cặp đôi lớn VIC và VRE trái chiều với mức tăng nhẹ 0,53%, lên 94.500 đồng và VRE giảm nhẹ 0,36%, xuống 55.200 đồng. NVL cũng đi ngược xu hướng chung của nhóm khi giảm 2,83%, xuống 85.800 đồng.

Trên HNX, VCG tăng mạnh 4,8%, lên 26.200 đồng với 5,13 triệu đơn vị, VPI tăng 1,07%, lên 37.900 đồng, HUT tăng 2,3%, lên 8.900 đồng…

Tuy nhiên, đà tăng mạnh của HNX-Index còn nhờ sự phục hồi của ACB khi đại gia này đảo chiều tăng 1,09%, lên 46.500 đồng với 5,26 triệu đơn vị được khớp. PVS tăng 3,31%, lên 25.000 đồng với 5,9 triệu đơn vị được khớp, VGC tăng 2,59%, lên 23.800 đồng. Trong khi mã có thanh khoản tốt nhất là SHB với 14,5 triệu đơn vị cũng trở lại tham chiếu 12.700 đồng.

Trong khi đó, trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index sau khi lấy được sắc xanh cuối phiên sáng, đã duy trì tốt trong phiên chiều khi gần như chỉ đi ngang quanh mức đóng cửa phiên sáng.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,58%), lên 60,17 điểm với 18 triệu đơn vị được khớp, giá trị 442,49 tỷ đồng.

BSR vẫn là điểm sáng trên sàn này khi được khớp 7,7 triệu đơn vị, giá trị 251,3 tỷ đồng, đóng cửa tăng 2,27%, lên 31.300 đồng.

Ba mã khác có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị trên sàn này là LPB, HVN và VIB, trong đó chỉ có VIB tăng 2,41%, đóng cửa ở mức 34.000 đồng, còn lại đều giảm nhẹ.

Nhà đầu tư chứng khoán rục rịch tìm "hàng" mùa đại hội
Sau Tết Nguyên đán là khoảng thời gian các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng bước vào mùa đại hội 2018. Đâu là những cổ phiếu có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư