Nhận định này có vẻ đã chính xác khi trong phiên giao dịch hôm nay, VN-Index được đẩy lên mức 1.125 điểm lúc đầu phiên, nhưng sau đó lực cung đã gia tăng mạnh, đẩy các chỉ số quay đầu giảm điểm.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cung còn diễn ra mạnh mẽ hơn và trên diện rộng, đẩy VN-Index lao dốc không phanh về sát mốc hỗ trợ 1.080 điểm khi kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh liên tục.
Tưởng chừng mốc hỗ trợ 1.080 điểm một lần nữa phát huy hiệu quả để đẩy VN-Index, nhưng lực cung ồ ạt trong đợt ATC đã khiến chỉ số này chìm sâu hơn, xuống mức thấp nhất ngày và chính thức xuyên thủng mốc hỗ trợ 1.080 điểm.
Chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index giảm 43,08 điểm (-3,85%), xuống 1.076,78 điểm với 68 mã tăng, trong khi có tới 230 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 218 triệu đơn vi, giá trị 7.142,4 tỷ đồng, nhích nhẹ về khối lượng, trong khi giảm 23,3% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Lý do là phiên hôm nay không xuất hiện giao dịch thỏa thuận đột biến như với NVL trong phiên cuối tuần trước. Phiên hôm nay, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp 23 triệu cổ phiếu, giá trị 1.140 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 23/4 |
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ còn VIC và VJC giữ được sắc xanh nhạt, còn lại là giảm sâu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong phiên hôm nay, lực bán ồ ạt diễn ra ở dòng cổ phiếu ngân hàng đã khiến hàng loạt mã trong nhóm này giảm sàn như VCB, BID, CTG, VPB, HDB, MBB, STB. Hai mã khác thoát mức sàn là TPB và EIB cũng có mức giảm khá mạnh.
Chốt phiên, VCB đứng ở mức 59.600 đồng với 2,88 triệu đơn vị, BID xuống 36.700 đồng với 3,2 triệu đơn vị, CTG xuống 31.200 đồng với 5,67 triệu đơn vị, VPB xuống 57.000 đồng với 9,49 triệu đơn vị, HDB xuống 46.600 đồng với 3,9 triệu đơn vị, MBB xuống 30.600 đồng với 9,49 triệu đơn vị và STB xuống 14.400 đồng với 11,19 triệu đơn vị, dẫn đầu về thanh khoản. Trong số này, VPB, HDB, CTG còn dư bán sàn.
TPB giảm 5,23%, xuống 30.800 đồng với 0,92 triệu đơn vị và EIB giảm 6,17%, xuống 15.200 đồng với 1,28 triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm ngân hàng, các mã chứng khoán và một số mã bất động sản, xây dựng cũng bị bán tháo mạnh hôm nay. Nhóm chứng khoán như SSI, VND, HCM, BSI, VDS, CTS cũng đóng cửa ở mức sàn, các mã khác thoát sàn như AGR, VCI cũng mất hơn 3% và 6,76%.
Nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng như SCR, QCG, HSG, HBC, DXG, HAR, LDG, NLG, VRC, DIC, BMP cũng đóng cửa với sắc xanh mắt mèo.
Thậm chí, 2 mã dầu khí lớn là GAS và PLX cũng không thoát được mức sàn khi đóng cửa phiên hôm nay.
Trên HNX, diễn biến cũng tương tự HOSE khi HNX-Index nới rộng đà giảm ngay khi mở cửa phiên chiều và lao dần xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 6,36 điểm (-4,8%), xuống 126,22 điểm với 67 mã tăng và 118 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 71,64 triệu đơn vị, giá trị 1.223 tỷ đồng, tăng 60% về khối lượng và 76,6% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp 0,5 triệu đơn vị, giá trị 20,9 tỷ đồng.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HNX, chỉ duy nhất VPI còn giữ được sắc xanh nhạt khi tăng 0,47%, lên 42.900 đồng, còn lại đều chìm trong sắc đỏ, trong đó PVS giảm sàn xuống 19.500 đồng với 4,6 triệu đơn vị được khớp.
Còn lại, ACB giảm 7,48%, xuống 44.500 đồng với 8,14 triệu đơn vị được khớp. SHB giảm 7,81%, xuống mức thấp nhất ngày 11.800 đồng với 20,16 triệu đơn vị được khớp. VGC đảo chiều giảm 0,84%, xuống 23.500 đồng với 3,1 triệu đơn vị. VCG cũng đảo chiều giảm 5,77%, xuống 19.600 đồng, mức thấp nhất ngày với 1,1 triệu đơn vị. VCS giảm 4,76% xuống 110.000 đồng, PVI giảm 5,76%, xuống 36.000 đồng, NTP giảm 2,31%, xuống 55.000 đồng, DL1 giảm 3,97%, xuống 12.100 đồng.
CEO cũng không thể giữ được sắc xanh trước áp lực chốt lời ồ ạt diễn ra trong phiên chiều khi đóng cửa giảm 1,14%, xuống 17.400 đồng với 5 triệu đơn vị được khớp. Trong phiên sáng, có lúc mã này tăng tới gần 8%, lên 19.000 đồng.
Trong khi đó, DST lại đi ngược dòng nước khi giữ được sắc tím dù cũng gặp áp lực chốt lời mạnh. Đóng cửa, DST đứng ở mức 5.800 đồng với 7,48 triệu đơn vị được khớp và là phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp.
Trên sàn UPCoM, dù cũng lao mạnh ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, nhưng trong ít phút cuối phiên, UPCoM-Index đã hãm đà rơi và tránh được mức điểm thấp nhất ngày. Đà giảm của chỉ số này cũng ít hơn so với VN-Index và HNX-Index.
Cụ thể, chốt phiên đầu tuần, UPCoM-Index giảm 1,1 điểm (-1,89%), xuống 57,15 điểm với 72 mã tăng và 91 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,8 triệu đơn vị, giá trị 290 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,21 triệu đơn vị, giá trị 30,7 tỷ đồng.
Cũng giống 2 sàn niêm yết, trên sàn UPCoM, ngoại trừ BSR và MCH có sắc xanh, các mã lớn còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Cụ thể, BSR đóng cửa tăng 1,87%, lên 21.800 đồng với 0,82 triệu đơn vị; MCH tăng 2,82% lên 105.900 đồng với 0,12 triệu đơn vị.
Trong khi đó, LPB giảm 6,25%, xuống 15.000 đồng với 4,5 triệu đơn vị được khớp. OIL giảm 5,49%, xuống 15.500 đồng với 1 triệu đơn vị được khớp. Đây là 2 mã hiếm hoi có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị trên UPCoM trong phiên hôm nay. Ngoài ra, POW giảm 1,39%, xuống 14.200 đồng với 0,86 triệu đơn vị, HVN giảm 7,14%, xuống 39.000 đồng, VIB giảm 5,26%, xuống 36.000 đồng…