Tuy nhiên, sự tích cực chỉ duy trì trong nửa đầu phiên sáng. Ngay khi, VN-Index tiến sát mốc 835 điểm, áp lực bán đồng loạt gia tăng trên diện rộng, kéo chỉ số lùi thẳng qua tham chiếu khi chốt phiên sáng.
Áp lực này tiếp tục được duy trì trong phiên chiều. Có thời điểm, sàn HOSE có tới hơn 250 mã giảm điểm, gấp gần 5 lần số mã tăng và VN-Index tiếp tục lùi về mốc 823 điểm.
Khi thị trường giảm sâu, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động, giúp VN-Index dần hồi lại, song chửa đủ mạnh để đưa chỉ số về được tham chiếu. Nhìn chung, lực cầu là không thực sự tốt trong phiên giao dịch này, đó cũng là một phần nguyên nhân khiến thanh khoản không cao như phiên trước.
Đóng cửa, với 185 mã giảm và 77 mã tăng, VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,07%) xuống 830,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 187,83 triệu đơn vị, giá trị 4.011 tỷ đồng, tăng 17,27% về khối lượng, nhưng giảm 7,24% về giá trị so với phiên 26/10.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp khá tích cực với 20,4 triệu đơn vị, giá trị hơn 779 tỷ đồng, trong đó, MSN thỏa thuận 3,56 triệu đơn vị, giá trị 203 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,346 triệu đơn vị, giá trị 82,5 tỷ đồng; GMD thỏa thuận 2,196 triệu đơn vị, giá trị gần 92 tỷ đồng…
Diễn biến VN-Index phiên 26/10 |
Có thể thấy, dù đã có những nỗ lực, đặc biệt là trong thời điểm cuối phiên, song nhìn chung, VN-Index giao dịch không mấy tích cực trong phiên này. Các mã bluechips, vốn hóa lớn tiếp tục làm “đòn bẩy” chỉ số, song vẫn đủ mạnh khi sắc đỏ quá chiếm ưu thế.
Thời gian gần đây, ROS chính là mã ảnh hưởng nhiều nhất lên chỉ số. Phiên này, mặc dù không giữ được sắc tím, song ROS vẫn tăng tới 6,6% lên 183.400 đồng/CP, góp công lớn trong việc hãm đà rơi của VN-Index. Đây là mức giá kỷ lục từ khi niêm yết của ROS, đồng thời là phiên tăng thứ 21 liên tiếp. Đóng cửa, ROS khớp lệnh 1,475 triệu đơn vị.
Trong phiên hôm qua, ngân hàng chính là nhóm cổ phiếu đẩy VN-Index tăng điểm thì phiên này trở thành gánh nặng, ngoại trừ STB, còn lại đều giảm điểm. Sáng nay, Quốc hội thảo luận Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, điều này có lẽ sẽ còn tác động lên cổ phiếu nhóm này trong những phiên tới.
Các cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, thép… cũng đa phần giảm điểm. HSG, PVD là sắc xanh hiếm hoi trong số này.
Sự thiếu tích từ nhóm bluechips là lan sang nhóm vừa và nhỏ, trong đó đa phần cổ phiếu bất động sản giảm điểm. Đáng chú ý, HBC bất ngờ khớp lệnh tới hơn 4,3 triệu đơn vị, mức cao nhất trong gần 2 tháng qua, đóng cửa giảm 4,4% về 56.800 đồng/CP, cũng là phiên giảm thứ 6 trong 10 phiên gần nhất. Hiện HBC vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý III. Trong khi đó, “đối thủ” lớn nhất là CTD đã công bố BCTC quý III/2017 với kết quả tích cực.
FLC dẫn đầu thanh khoản HOSE với 38,37 triệu đơn vị được sang tên, vượt trội so với mã đứng thứ 2 là ASM với 6,79 triệu đơn vị. Đây cũng là mức khớp cao nhất của ASM trong 1 tháng qua. Đóng cửa, FLC giảm 4,6% về 6.780 đồng/CP, ASM giảm 0,9% về 11.300 đồng/CP.
Trên sàn HNX, tuy đà giảm mạnh hơn, nhưng mức tăng thanh khoản lại tốt hơn so với HOSE.
Đóng cửa, với 110 mã giảm và 48 mã tăng, HNX-Index giảm 1,09% điểm (-1,01%) xuống 106,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 55,75 triệu đơn vị, giá trị 632,06 tỷ đồng, tăng 60,89% về khối lượng và 37,64% về giá trị so với phiên 26/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn, chỉ 17,6 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 chỉ còn 5 mã tăng là NTP, BVS, LHC, VCG và HHG. VCG khớp 2,8 triệu đơn vị.
Các mã ACB, SHB, PVS, SHS, HUT, PVC, KLF… đồng loạt giảm. Cổ phiếu giảm sàn cũng la liệt với PIV, DTS, KSK, OCH, VIG, BII, KDM…
KLF khớp lệnh 10,17 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. SHB khớp 7,4 triệu đơn vị, PVS khớp 2,3 triệu đơn vị, ACB khớp 1,9 triệu đơn vị.
Tương tự HNX, sàn UPCoM cũng chìm trong sắc đỏ ở phiên chiều, song thanh khoản cungx có sự cải thiện.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,39%) về 52,59 điểm.Tổng giá trị giao dịch đạt 10,81 triệu đơn vị, giá trị 220,7 tỷ đồng, tăng 13,43% về khối lượng và 40,3% về giá trị so với phiên 26/10. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,18 triệu đơn vị, giá trị 95,6 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuân của hơn 5,089 triệu cổ phiếu SCH, giá trị 69,2 tỷ đồng.
LPB tiếp tục là ngôi sao trên sàn này, khi dẫn đầu thanh khoản với 4,782 triệu đơn vị được sang tên, cao hơn hẳn so với mã đứng thứ 2 là QPH. LPB tăng 0,7% lên 13.600 đồng/CP, trong khi “cánh chim lạ” QPH mất sắc tím, đứng ở mức giá 20.000 đồng/CP (14,3%).
Các mã HVN, QNS, VKD, DVN, GEX, ACV, SDI, LTG… đồng loạt giảm điểm.
Chứng khoán phái sinh phiên này có 17.586 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 1.442 tỷ đồng, tăng 42,49% so với phiên 26/10.