Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Phiên 31/3: Phiên cuối tháng, hai sàn hồi phục
Thành Lê - 31/03/2015 15:42
 
Sau 6 phiên giảm điểm liên tiếp, chứng khoán Việt Nam đã chính thức phục hồi trong phiên hôm nay nhờ nhận các thông tin tích cực và dòng tiền ngoại chảy trở lại thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường lại sụt giảm do nhà đầu tư trong nước vẫn còn hoài nghi.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn được săn đón khi cổ phần hóa
Dòng vốn FII kỳ vọng vào việc nới room
Sàn chứng khoán sắp có thêm cổ phiếu thép
Đạm Cà Mau: Gắn cổ phần hóa với niêm yết
Miếng mồi của nhà đầu tư chuyên nghiệp

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch hôm nay nhận được rất nhiều thông tin tích cực cả từ trong và ngoài nước. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô được công bố đang rất sáng sủa, còn bên kia biên giới, chứng khoán toàn cầu có phiên khởi sắc, tạo tâm lý hưng phấn cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, theo đánh giá của các công ty chứng khoán, chuỗi giảm điểm mạnh của thị trường vừa qua do hoạt động rút vốn của các quỹ ngoại đã đẩy nhiều cổ phiếu về mức giá hấp dẫn. Bên cạnh đó, hoạt động động chốt NAV quý I của các quỹ và tổ chức đầu tư lớn cũng được xem là hỗ trợ tốt cho thị trường.

Với các thông tin trên, sau ít phút thăm dò đầu phiên, cả 2 chỉ số chính đã dần dần nới rộng đà tăng. VN-Index lấy lại được mốc 550 điểm, trong khi HNX-Index cũng vượt qua được 82 điểm vừa để mất trong phiên trước.

Diễn biến trong phiên giao dịch chiều không có nhiều đột biến khi lượng cung giá thấp vẫn được tiết giảm, trong khi bên mua vẫn tỏ ra ngờ vực, nên không mạnh dạn bơm tiền vào thị trường.

Giao dịch trong 105 phút giao dịch của phiên chiều khá trầm lắng, các chỉ số cũng không có nhiều biến động.

Kết thúc phiên, VN-Index tăng 5,94 điểm (+1,09%), lên 551,13 điểm với độ rộng duy trì ở mức khá rộng khi có 159 mã tăng, 62 mã giảm. Tuy nhiên, thanh khoản hôm nay sụt giảm so với phiên trước đó khi chỉ có hơn 80 triệu đơn vị được khớp, giá trị hơn 1.230 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 31/3

Tương tự, độ rộng trên HNX cũng duy trì ở mức tốt khi có 137 mã tăng, 56 mã giảm, qua đó giúp HNX-Index tăng 0,69 điểm (+0,84%), lên 82,27 điểm. Thanh khoản trên HNX cũng đứng ở mức thấp khi chỉ có gần 31 triệu cổ phiếu được khớp, giá trị chưa tới 400 tỷ đồng. Trong khi đó, giao dịch thỏa thuận phiên hôm nay khá sôi động khi có tới hơn 7,34 triệu đơn vị, giá trị 55,81 tỷ đồng được sang tay. Trong đó, riêng NVB đã đóng góp 4,53 triệu đơn vị, giá trị 32,26 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 31/3

Do lượng cung bị tiết giảm, nên các mã lớn vẫn duy trì được mức giá như phiên sáng. Trong đó, MSN dù có lúc bị kéo xuống mức 76.000 đồng, nhưng cuối cùng cũng đóng cửa phiên với mức tham chiếu 77.000 đồng. Tương tự là VCB, có lúc bị kéo xuống dưới tham chiếu, nhưng nhờ sự hỗ trợ mạnh ở ngưỡng 35.000 đồng, nên cổ phiếu này cũng đóng cửa ở mức tham chiếu 35.100 đồng.

Trong khi đó, các mã ngân hàng khác và một số mã lớn như GAS, VIC, PVD, DPM, BVH… đều giữ được sắc xanh. Trong đó, nổi bật là GAS khi tăng 3,13%, lên 66.000 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp. Trong nhóm ngân hàng, EIB bất ngờ được kéo lên gần mức giá trần khi đóng cửa ở mức 13.100 đồng, tăng 4,8% và cũng là mức giá cao nhất ngày, nhưng thanh khoản lại ở mức thấp khi được khớp chưa tới 250.000 đơn vị. CTG vẫn là cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản tốt nhất hôm nay với 1,83 triệu đơn vị được khớp, BID cũng có thanh khoản tốt với 1,17 triệu đơn vị.

FLC vẫn giữ được sắc xanh, dù đà tăng hạ nhiệt so với phiên sáng khi đóng cửa ở mức 11.200 đồng, tăng 1,82% với 15 triệu đơn vị được khớp. Ngoài FLC, các mã có thanh khoản tốt còn kể đến như HAI với 5,55 triệu đơn vị được khớp, nhưng mã này lại đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 12.100 đồng, giảm 3,2% và cũng là mức giá thấp hơn so với giá mà FLC mua riêng lẻ 15 triệu cổ phiếu HAI (12.500 đồng); OGC và ITA là những mã có thanh khoản tốt tiếp theo, nhưng cả 2 cũng chỉ đứng ở tham chiếu.

Trong khi đó, mã mới lên sàn là DCM đang chứng tỏ là sức hút mới của dòng tiền khi được khớp gần 3,86 triệu đơn vị. Dù mức giá đóng cửa giảm khá mạnh so với giá tham chiếu, nhưng đã lớn hơn so với phiên sáng. Cụ thể, DCM đóng cửa ở mức 13.600 đồng, giảm 6,2% so với mức giá tham chiếu lúc chào sàn là 14.500 đồng. Dù không tăng về giá, nhưng đây có thể coi là phiên chào sàn thành công của DCM. Với mức giá này, hiện DCM là cổ phiếu có mức vốn hóa lớn thứ 22 trên thị trường, trên SSI, REE.

Trên HNX, dù có đôi chút rung lắc, nhưng cuối cùng, FIT cũng có được mức tăng tối thiểu khi đóng cửa phiên hôm nay với tổng khớp 3,4 triệu đơn vị, đứng sau KLF với hơn 4 triệu đơn vị. KLF cũng có mức tăng tối thiểu khi đóng cửa phiên hôm nay, lên 10.100 đồng.

Trong khi đó, SHB dù nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cầu ngoại, nhưng cũng chỉ cố gắng lắm mới có được sắc xanh nhạt khi chốt phiên, lên 8.600 đồng, cũng là mức giá cao nhất ngày.

Hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu trở lại sau chuỗi ngày bán ròng mạnh liên tiếp. Sau khi bán ra các mã bluechip, khối này đang có xu hướng chuyển sang các mã có thị giá thấp hơn. Trên HOSE, khối này mua ròng hơn 1,44 triệu đơn vị, nhưng do chủ yếu là các mã có thị giá thấp, nên xét về giá trị vẫn bán ròng nhẹ 6,7 tỷ đồng. Trên HNX, khối này mua ròng gần 730.000 đơn vị, giá trị mua ròng 8,14 tỷ đồng.

Nới room, VN-Index có thể chạm 650 điểm

Nếu các điều kiện khách quan thuận lợi và việc sửa Nghị định 58 xử lý dứt điểm được việc nới room cho NĐT ngoại, TTCK sẽ tăng điểm trong quý II, điều chỉnh giảm trong quý III và tăng lại vào quý VI/2015, cuối năm đạt khoảng 650 điểm.

Doanh nghiệp niêm yết chạy đua chuyển sàn

Không ít doanh nghiệp đã và đang lên kế hoạch chuyển sàn giao dịch. Có nhiều lý do dẫn tới kế hoạch này.

VN-Index có khả năng phục hồi lên vùng 570 điểm

Với những phiên rớt điểm mạnh, VN-Index đã tiệm cận ngưỡng hỗ trợ từng rất vững chắc 550-560 điểm và khả năng phục hồi kỹ thuật ở mức 570 điểm đang được nhiều người kỳ vọng.

Chạnh lòng thân phận “ông chủ”

() Mùa đại hội đồng cổ đông đang bước vào những ngày sôi động nhất. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà không ít nhà đầu tư chạnh lòng nghĩ về thân phận “ông chủ” của mình.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư