
-
Chứng khoán BIDV (BSC) muốn tăng vốn lên gần 2.500 tỷ
-
VN-Index giảm hơn 6 điểm trong phiên 28/3
-
Chứng khoán KAFI đặt kế hoạch lãi gấp 3, liên tục muốn tăng vốn
-
Vừa thay Chủ tịch HĐQT, Vinaseed mạnh tay đặt mục tiêu lãi kỷ lục
-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính -
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 31/8 |
Diễn biến thị trường khá lình xình trong gần suốt phiên sáng và chỉ trong gần 30 phút cuối trước khi chốt phiên, cùng với sự dẫn dắt của “ông lớn” VNM và thành viên họ Vingroup VHM đảo chiều tăng mạnh nhờ thông tin lãi sau thuế trong 6 tháng đạt 7.103 tỷ đồng, tăng tới 902% so với cùng kỳ, đã kéo thị trường bật cao. Chỉ số VN-Index chính thức phá ngưỡng 1.000 điểm.
Mặc dù “leo dốc” thành công nhưng thị trường giao dịch khá chậm và sự phụ thuộc vào những tay to đơn lẻ khiến nguy cơ điều chỉnh cao.
Bước sang phiên giao dịch chiều, áp lực bán dần xuất hiện khiến đà tăng thu hẹp đáng kể. Sau khi chia tay với giấc mơ 1.000 điểm, chỉ số VN-Index tiếp tục bị đẩy về dưới mốc tham chiếu khi thị trường mới giao dịch được 30 phút. Dù sau đó, nỗ lực cứu vớt từ một số mã bluechip và vốn hóa lớn đã giúp thị trường hồi xanh, nhưng sắc đỏ đã nhanh chóng trở lại bao phủ.
Lực bán ngày càng dâng cao về cuối phiên, đặc biệt trong đợt khớp ATC đã khiến thị trường đổ đèo và VN-Index tiếp tục thủng mốc 990 điểm khi kết thúc phiên cuối cùng của tháng 8.
Đóng cửa, sàn HOSE có 155 mã giảm và 129 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 8,53 điểm (-0,85%) xuống 989,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 186,55 triệu đơn vị, giá trị 4.808,56 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,12% so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đạt 23,3 triệu đơn vị, giá trị 704,18 tỷ đồng, trong đó riêng VNM thỏa thuận hơn 1,3 triệu đơn vị, giá trị 205,57 tỷ đồng.
Cặp đôi dẫn dắt thị trường trong phiên sáng là VNM và VHM cũng chịu áp lực bán mạnh. Trong khi VNM chỉ còn tăng nhẹ 0,1% và kết phiên tại 156.700 đồng/CP, thì VHM quay đầu giảm 3,2% xuống mức giá thấp nhất ngày 104.000 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, hầu hết đều nới rộng đà giảm như VCB giảm 2% xuống 62.500 đồng/CP, CTG giảm 1,6% xuống 27.140 đồng/CP, BID giảm 1,4% xuống 34.400 đồng/CP, STB giảm 1,3% xuống 11.350 đồng/CP, MBB giảm 1,7% xuống 23.700 đồng/CP. Trong khi đó, VPB vẫn đóng vai trò hỗ trợ thị trường dù hạ độ cao, với mức tăng 1,6% lên 25.900 đồng/CP và lùi về vị trí thứ 2 về thanh khoản với 9,39 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Nhóm dầu khí cũng đồng loạt chuyển đỏ khi GAS giảm 1,9% xuống 103.000 đồng/CP, PLX giảm 1,5% xuống 67.800 đồng/CP, PVD giảm 1,9% xuống 15.450 đồng/CP, PVS giảm 1,8% xuống 21.400 đồng/CP… Hay các mã chứng khoán như SSI, HCM, VND đều nới rộng đà giảm.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cổ phiếu HAG tiếp tục chịu áp lực bán ra sau công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán soát xét bán niên 2018 với con số lỗ ròng lên đến gần 35 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với báo cáo tự lập trước đó. Đồng thời, Công ty còn bị nghi ngờ khả năng loạt động liên tục khi tính đến hết quý III, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn tới 5.428 tỷ đồng.
Kết phiên, HAG giảm 1,5% xuống 6.790 đồng/CP và khớp hơn 10 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Trên sàn HNX, mặc dù sắc xanh le lói ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều nhưng lực bán lớn đã nhanh chóng nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ.
Kết phiên, sàn HNX có 74 mã giảm và 59 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,58%) xuống 112,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch hơn 34 triệu đơn vị, giá trị 550 tỷ đồng, giảm 6,52% về lượng và giảm hơn 10% về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,77 triệu đơn vị, giá trị 46,49 tỷ đồng.
ACB là một trong những tác nhân chính đẩy thị trường lùi sâu dưới mốc tham chiếu khi kết phiên giảm 1,51% xuống 39.100 đồng/CP với khối lượng khớp 4,28 triệu đơn vị. “Người anh em” SHB cũng đảo chiều giảm 1,16% xuống 8.500 đồng/CP và khớp hơn 7 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Các mã lớn khác trong nhóm dầu khí, bất động sản, chứng khoán cũng giao dịch thiếu tích cực như PVS giảm 1,8% xuống 21.400 đồng/CP, PVC giảm 2,7% xuống 7.100 đồng/CP, PGS giảm 4,1% xuống 30.600 đồng/CP… VCG giảm 1,6% xuống 18.200 đồng/CP, VC3 giảm 1,5% xuống 19.500 đồng/CP, VGC giảm 1,1% xuống 18.700 đồng/CP…
Trái lại, các mã góp sức giúp thị trường không giảm quá sâu như VCS tăng 3,19% lên 90.500 đồng/CP, PLC tăng 1,2% lên 16.400 đồng/CP, CEO tăng 0,73% lên 13.800 đồn/CP…
Trên sàn UPCoM, trái với 2 sàn chính, sau khi bị đẩy về dưới mốc tham chiếu, lực cầu giá cao ở các mã lớn đã hỗ trợ tốt giúp thị trường đảo chiều hồi phục.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,16%) lên 51,86 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 14,26 triệu đơn vị, giá trị 201,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 29,51 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu giao dịch tốt nhất sàn hầu hết là các mã lớn và đóng cửa trên mốc tham chiếu. Trong đó, BSR duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản với 3,29 triệu đơn vị và kết phiên tại mức giá 17.400 đồng/CP, tăng 2,96%.
Đứng ở vị trí tiếp theo, POW tăng 0,71% lên 14.100 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 3,19 triệu đơn vị; HVN tăng hơn 1% lên 39.800 đồng/CP và giao dịch 1,28 triệu đơn vị.

-
Vừa thay Chủ tịch HĐQT, Vinaseed mạnh tay đặt mục tiêu lãi kỷ lục -
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính -
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội -
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3 -
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ -
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh