-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Diễn biến VN-Index phiên ngày 4/12 |
Trong phiên giao dịch sáng, với sự hỗ trợ tích cực của các mã lớn, nhất là 3 mã vốn hóa lớn nhất sàn là VNM, SAB và VIC, VN-Index đã tăng vọt lên ngưỡng 970 điểm. Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh so với phiên trước khi đà tăng của thị trường đã kích thích dòng tiền "tham lam" gia nhập ngày càng mạnh.
Trong phiên giao dịch chiều, sau ít phút thận trọng, VN-Index lại đã nới rộng đà tăng khi dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, kéo thêm nhiều mã tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng trần. Tuy nhiên, trong đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC), lực bán gia tăng nhẹ tại một số mã lơn khiến VN-Index hạ nhiệt và đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch sáng.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index tăng 9,69 điểm (+1,01%), lên 970,02 điểm với 171 mã tăng, trong khi có 121 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 270 triệu đơn vị, giá trị 6.220 tỷ đồng, tăng 18,6% về khối lượng và 17,6% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,72 triệu đơn vị, giá trị 747,25 tỷ đồng.
Dù sắc xanh lan tỏa rộng trên bảng điện tử, nhưng các mã vốn hóa lớn vẫn là trụ đỡ chính cho thị trường. Trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất, chỉ có 2 mã giảm là GAS và ROS, trong đó ROS giảm mạnh 6,09%, xuống 168.000 đồng với 1,97 triệu đơn vị được khớp, GAS giảm nhẹ 0,49%, xuống 49.500 đồng với 0,79 triệu đơn vị được khớp. VRE thoát khỏi sắc đỏ trong phiên sáng khhi chốt ngày ở mức tham chiếu 49.500 đồng 1,58 triệu đơn vị được khớp, nhưng bù lại BID cũng mất đà tăng khi đóng cửa ở tham chiếu 25.500 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm này, VNM vẫn tăng mạnh 3,57%, lên 203.000 đồng, SAB tăng nhẹ 0,7%, lên 332.300 đồng, VIC tăng 2,01%, lên 76.100 đồng, VCB tăng 2,28%, lên 49.400 đồng, CTG tăng 0,83%, lên 24.250 đồng, PLX tăng 1,53%, lên 66.200 đồng.
Trong các mã bluechip, chiều nay ghi nhận sự khởi sắc của HSG và PVD khi cùng tăng trần lên 25.650 đồng và 20.200 đồng với tổng khớp lần lượt đạt 8,17 triệu đơn vị và 4,87 triệu đơn vị. Trong khi các mã cùng ngành với HSG là HPG lại chỉ tăng nhẹ 1,2%, lên 42.000 đồng với 4,4 triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi FLC, HAR, HAG, HNG, KSA giảm giá, thì sắc xanh lại bao trùm lên nhiều mã còn lại, trong đó có nhiều mã có sắc tím như DLG, OGC, ASM, HVG, VOS, BTP, CTS…
Trong đó, FLC có thanh khoản tốt nhất với 40,5 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 3,29%, xuống 7.050 đồng. STB và ASM là các mã có thanh khoản tốt thứ 2 với hơn 10 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, không còn chút kho khăn nào như phiên sáng, HNX-Index bứt tốc mạnh trong phiên giao dịch chiều và lên thẳng mức cao nhất ngày khi đóng cửa.
Cụ thể, HNX-Index tăng 1,21 điểm (+1,05%), lên 116,7 điểm với tổng khớp đạt 93,43 triệu đơn vị, giá trị 1.137,64 tỷ đồng, tăng 51,7% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Trên sàn HNX, dù top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất có nhiều mã giảm (5 mã giảm, 1 mã đứng giá), nhưng đà tăng mạnh của ACB, SHB, PVS đã bù đắp tốt cho thị trường. Cụ thể, trong phiên hôm nay, SHB tăng 2,13%, lên 9.600 đồng với 37,15 triệu đơn vị được khớp, lớn nhất thị trường. ACB tăng 3,69%, lên 36.500 đồng với 2,83 triệu đơn vị được khớp, chỉ cách mức giá cao nhất ngày 1 bước giá.
PVS cũng tăng mạnh 3,16%, lên 19.600 đồng với 6,17 triệu đơn vị được khớp, PHP tăng 0,79%, lên 12.700 đồng.
Trong khi đó, sắc đỏ xuất hiện tại VCS, VCG, VGC, NTP và VPI, trong đó chỉ có VPI giảm mạnh 3,38%, xuống 40.000 đồng, NTP giảm 1,7%, xuống 81.000 đồng, còn lại các mã đều có mức giảm dưới 1%.
Trong các mã thị trường, PVX vẫn giữ được sắc tím 2.400 đồng với 5,1 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần hơn 7 triệu đơn vị. Trong khi KLF vẫn an vị ở mức tham chiếu 3.600 đồng với 3,72 triệu đơn vị, các mã khác như HKB, SPI, PVV giảm sàn. Nhóm chứng khoán lại có sự trái chiều khi VIX giảm sàn, còn VIG tăng trần.
Trái ngược với 2 sàn niêm yết, UPCoM lại giao dịch dưới tham chiếu trong suốt phiên chiều và đóng cửa, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,25%), xuống 54,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,42 triệu đơn vị, giá trị 270,53 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận có 7,29 triệu đơn vị, giá trị 196 tỷ đồng.
Trên sàn này, có 4 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị và đều đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, GEX tăng 1,61%, lên 25.300 đồng với 3,41 triệu đơn vị, DVN tăng 14,43%, lên 23.000 đồng, HVN tăng 6,91%, lên 40.200 đồng với 1,48 triệu đơn vị, LBP tăng 0,77%, lên 13.100 đồng với 1,39 triệu đơn vị.
Cũng có sắc xanh còn có ACV, VIB, ART, SEA, VOC (tăng trần), VGG…, trong khi lực cản đến từ các mã SDI, MCH, QNS, TIS, VCW, LTG…
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt