Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 11 tháng 12 năm 2024,
Phiên 7/10: Khối ngoại mua mạnh VNM sau tin SCIC chốt nhà thầu tư vấn thoái vốn
 
Sau nhịp tăng nhẹ đầu phiên sáng, VNM cũng đã quay đầu giảm điểm trước áp lực chốt lời tăng mạnh dù được nhà đầu tư ngoại mua vào khá tích cực. Đóng cửa, VNM giảm 0,3% xuống 141.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 1,18 triệu đơn vị và khối ngoại mua ròng 0,42 triệu đơn vị.

Trong khi các cổ phiếu lớn đang bị chốt lời mạnh sau thời gian tăng nóng, thì dòng tiền đang có dấu hiệu chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để kiếm lời.

 

Sau nhịp tăng khá tích cực vào đầu phiên sáng, thị trường đã điều chỉnh và quay đầu giảm điểm bởi áp lực chốt lời gia tăng. Dù có trở lại trạng thái cân bằng nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu dầu khí nhưng lực bán ngày càng tăng mạnh và tập trung vào các cổ phiếu lớn như VNM, VIC, VCB… khiến VN-Index chốt phiên ở mức giá thấp nhất.

Bước sang phiên chiều, tâm lý lo sợ điều chỉnh giảm sâu khiến lực cầu khá thận trọng, trong khi áp lực bán chốt lời vẫn dâng cao khiến VN-Index đánh mất hơn 7 điểm chỉ sau hơn 20 phút giao dịch.

Tuy nhiên, đúng như hầu hết các công ty chứng khoán đã nhận định, 680 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợ tích cực của thị trường. Sau cú lao dốc mạnh, lực cầu bắt đáy nhanh chóng nhập cuộc giúp thị trường hãm đà giảm điểm. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh để giúp thị trường thoát phiên giảm điểm trước áp lực bán vẫn ở mức cao, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên cả hai sàn.

Diễn biến VN-Index phiên 7/10
Diễn biến VN-Index phiên 7/10

Đóng cửa, toàn sàn HOSE có 153 mã giảm, 98 mã tăng và 35 mã đứng giá, chỉ số VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,49%) xuống 683,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 140 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.798,69 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 11,23 triệu đơn vị, giá trị 300,64 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên sàn HNX, đà giảm mạnh của các cổ phiếu lớn như NTP giảm 2,5%, PVB giảm 2,01%, DBC giảm 2,78%, ACB giảm 2,56%... là tác nhân chính kéo thị trường đi xuống.

Với 100 mã giảm và 77 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,67 điểm (-0,78%) xuống 85,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,34 triệu đơn vị, giá trị hơn 565 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể với tổng giá trị chưa đạt 10 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn đóng vai trò là lực hãm chính của thị trường, trong đó, VN30-Index giảm 5,58 điểm xuống 657,54 điểm với 10 mã tăng, 18 mã giảm và 2 mã đứng giá; chỉ số HNX30-Index giảm 1,43 điểm xuống 154,28 điểm khi có tới 15 mã giảm, 8 mã tăng và 7 mã đứng giá.

Đáng chú ý, “ông lớn” VNM nhận được thông tin hỗ trợ tích cực từ việc SCIC đã lựa chọn nhà thầu tư vấn để bán 9% vốn điều lệ của VNM gồm Công ty Morgan Stanley Asia (Singapore) Limited (Morgan Stanley), Công ty cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI), Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam (VinaCapital), trong đó Morgan Stanley là tư vấn đứng đầu Liên danh.

Tuy nhiên, sau nhịp tăng nhẹ đầu phiên sáng, VNM cũng đã quay đầu giảm điểm trước áp lực chốt lời tăng mạnh dù được nhà đầu tư ngoại mua vào khá tích cực. Đóng cửa, VNM giảm 0,3% xuống 141.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 1,18 triệu đơn vị và khối ngoại mua ròng 0,42 triệu đơn vị.

Bên cạnh VNM, các cổ phiếu lớn khác cũng chịu áp lực bán khá mạnh, đóng vai trò hãm thị trường, điển hình HPG giảm 4,2% và khớp hơn 12 triệu đơn vị; VCB giảm 1,04%, MSN giảm 1,01%, FPTS giảm 2,28%, BVH giảm gần 0,7%...

Trái lại, các cổ phiếu họ P được tiếp sức bởi thông tin giá dầu thô tăng mạnh, vẫn là lực đỡ chính giúp thị trường thu hẹp đà giảm điểm. Cụ thể, PVD tăng 3,13%, GAS tăng 0,57%; trên sàn HNX có PVS tăng 1,87%, PGS tăng 3,61%.

Trong khi các cổ phiếu lớn đang bị chốt lời mạnh thì dòng tiền chuyển hướng sang các cổ phiếu nhỏ. Điển hình OGC, lực cầu hấp thụ mạnh tiếp tục giúp thanh khoản tăng mạnh với hơn 10,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công và còn dư mua trần hơn 5 triệu cổ phiếu.

Trên sàn HNX, lực cầu nội và ngoại tích cực giúp cổ phiếu đầu cơ SCR giữ vững đà tăng và có được mệnh giá 10.000 đồng/CP sau gần 1 tháng giằng co với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn đạt 7,67 triệu đơn vị. HKB thậm chí còn được kéo lên mức giá trần 11.800 đồng với tổng khớp 5,94 triệu đơn vị.

Trong khi đó, sự tháo chạy vẫn diễn ra tại BII và DPS, nhưng lực mua không có khiến cả 2 được khớp nhỏ giọt với dư bán sàn còn chất đống.

 

Cổ đông ngoại tiếp tục "xả hàng" cổ phiếu Thế giới di động
CDH Electric Bee Limited, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG – HOSE) vừa thông báo đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu MWG.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư