Trong phiên chiều, sự đồng thuận tốt hơn của nhóm bluechips so với phiên sáng giúp đà tăng của VN-Index được cải thiện và chốt phiên ở mức cao gần nhất ngày. Tuy nhiên, sự dè dặt có phần gia tăng nên thanh khoản không thể cải thiện.
Đóng cửa phiên giao dịch 8/3, với 158 mã tăng và 121 mã giảm, VN-Index tăng 11,89 điểm (+1,07%) lên 1.124,15 điểm.Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 200,18 triệu đơn vị, giá trị 5.726 tỷ đồng, giảm 28,3% về khối lượng và 25,2% về giá trị so với phiên 7/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 14,33 triệu đơn vị, giá trị hơn 718 tỷ đồng.
Diễn biến VN-Index phiên 8/3 |
So với phiên sáng, đà tăng của VN-Index tích cực hơn hẳn khi nhiều bluchips có được tiếng nói chung, trong đó VIC, VNM, VJC, MSN, PLX, NVL... là các mã tích cực nhất. Đáng chú ý, VIC tăng 4,7% lên 103.200 đồng, qua đó xác lập đỉnh mới kể từ khi niêm yết. VIC phiên này khớp 2,497 triệu đơn vị. Chính đfà tăng mạnh của VIC đã đóng góp lớn vào phiên tăng này của VN-Index.
Tương tự, VPB cũng leo lên mức giá cao nhất sau gần 7 tháng giao dịch trên sàn HOSE khi tăng 5% lên 65.100 đồng, thanh khoản cũng rất mạnh, đạt 5,43 triệu đơn vị.
Nhóm ngân hàng có sự phân hóa khá rõ nét. Trong khi VPB, MBB, CTG, STB tăng điểm thì VCB và BID giảm diểm, còn HDB và EIB đứng giá tham chiếu. So với những phiên gần đây, thanh khoản tại nhóm này cũng suy giảm hẳn. Mã có thanh khoản tốt nhất nhóm là STB với chỉ 6,05 triệu đơn vị được khớp, tăng 1% lên 15.200 đồng. MBB khớp 3,87 triệu đơn vị, tăng 0,2% lên 33.050 đồng.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra tại nhóm chứng khoán khi VND, SSI giảm điểm, HCM, BSI tăng giá, trong khi AGR đứng tham chiếu. SSI khớp 5,64 triệu đơn vị, giảm 0,1% về 38.150 đồng. VND khớp chỉ 0,83 triệu đơn vị, giảm 0,2% về 27.450 đồng. HCM tăng khá mạnh 1,1% lên 76.400 đồng, nhưng chỉ khớp hơn 0,2 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh cũng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sau khi cơn sóng đã qua, đa phần cổ phiếu thị trường quay trở lại với sắc đỏ, trong đó có FLC, HAG, AMD, HQC, ASM, ITA, HHS, KSA... Sau phiên tăng trần trước đó, FLC quay đầu giảm 1,3% về 5.910 đồng, khớp lệnh 11,859 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, trong khi HAG hạ nhiệt với mức giảm 1,1% về 6.910 đồng, thì HNG vẫn nóng bỏng tay với phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 7.970 đồng, khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. HAG khớp 7,73 triệu đơn vị.
Cũng có được sắc tím còn có TLD, LHG, VOS..., trong đó TLD và LHG khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến giằng co rất mạnh, song chỉ cần một số mã lớn như ACB, MAS, VCS, PGS, DBC, MBS, TV2... còn tăng thì sắc xanh vẫn được đảm bảo.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,43%) lên 126,14 điểm.Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,47 triệu đơn vị, giá trị 810,41 tỷ đồng, giảm 27,59% về khối lượng và 29,98% về giá trị so với phiên 7/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp lớn với 8,829 triệu đơn vị, giá trị 345,76 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 7,11 triệu cổ phiếu ACB, giá trị 326 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, nhờ một số mã vốn hóa lớn nhất sàn như ACB còn tăng điểm đã tạo bệ đỡ tốt cho HNX-Index, cho dù mức tăng là không nhiều. ACB tăng 0,2% lên 45.300 đồng và khớp 4,04 triệu đơn vị, đứng thứ 4 trong 9 mã khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX.
MBS gây bất ngờ với mức tăng trần lên 17.600 đồng (+10%) đi kèm sự đột biến về thanh khoản với lượng khớp 9,45 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sàn HNX.
Các mã TV2, DCS, ACM, KSK, KSQ, VE9, MST, ORS... cũng đồng loạt tăng trần, nhưng thanh khoản không cao.
Dẫn đầu thanh khoản là SHB với 9,96 triệu đơn vị được khớp, song chỉ đứng giá tham chiếu 12.200 đồng. Chốt phiên ở mức tham chiếu còn có PVS, SHS, VCG và cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Mã KLF tiếp tục có phiên thứ 2 liên tiếp khớp lệnh mạnh, đạt 5,66 8 triệu đơn vị, tăng 4% lên 2.600 đồng.
Trên sàn UPCoM, dù sự giằng co cũng rất mạnh, song sàn này cũng giữ được sắc xanh cho đến hết phiên.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,6%) lên 60,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,47 triệu đơn vị, giá trị 452,89 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,8 triệu đơn vị, giá trị 94,67 tỷ đồng, trong đó có 2,8 triệu cổ phiếu POW ở mức giá sàn, giá trị 42,6 tỷ đồng và 1,5 triệu cổ phiếu OIL, giá trị hơn 33 tỷ đồng.
Các mã POW, OIL và BSR cũng chính là các mã nóng nhất trên UPCoM ở thởi điểm hiện tại. Với POW, ngoài giao dịch thỏa thuận, mã này còn được khớp 6,82 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Lần lượt sếp sau là OIL và BSR với lượng khớp 2,86 triệu và 2,38 triệu đơn vị. Dù vậy, cả mã này đều không tăng, POW đứng giá tham chiếu 17.200 đồng, OIL và BSR giảm điểm.
Ngoài các mã trên, cùng khớp lệnh từ 1-1,3 triệu còn có VIB, HVN, DVN và LPB, song chỉ VIB và DVN là tăng điểm, còn HVN giảm điểm, LPB đứng giá tham chiếu 14.700 đồng.
OIL giảm 8,2% về 23.400 đồng. BSR giảm 6,6% về 28.500 đồng. HVN giảm 3,3% về 52.200 đồng. VIB tăng 4,9% lên 38.800 đồng. DVN tăng 7,7% lên 22.500 đồng.