
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 6/7 |
Sau chuỗi tăng nóng 7 phiên liên tục kể từ sau sự kiện Brexit, áp lực chốt lời đã gia tăng mạnh khiến VN-Index có phần chao đảo ngay từ đầu phiên sáng nay. VN-Index chỉ kịp “thoát hiểm” ở thời điểm cuối phiên nhờ lực cầu bắt đáy tương đối tích cực.
Tuy nhiên, may mắn đã không còn song hành với VN-Index trong phiên giao dịch chiều này. Tiếp tục là diễn biến giằng co khi áp lực bán vẫn hiện hữu, nhất là những thời điểm cuối phiên, nhưng so với phiên sáng, sức cầu đã suy giảm khi sự thận trọng tăng cao. Thiếu hỗ trợ từ dòng tiền, VN-Index điều chỉnh giảm nhẹ, qua đó chấm dứt mạch tăng ấn tượng vừa qua. Điểm tích cực là thanh khoản đã gia tăng khá mạnh trở lại.
Trong khi đó, phiên này ghi dấu ấn dòng tiền đã quay trở lại tích cực trên sàn HNX. Đã có những e ngại khi phiên hôm qua 5/7, khối ngoại rút ròng hơn 100 tỷ đồng, mức kỷ lục trong hơn 1 năm qua trên HNX. Áp lực chốt lời là không nhỏ, song nhờ sự ổn định cao của dòng tiền trong phiên suốt cả phiên, đà tăng cũng như thanh khoản của HNX-Index đều thể hiện hết sức tích cực.
Đóng cửa, với 114 mã tăng và 117 mã giảm, VN-Index giảm 1,42 điểm (-0,22%) xuống 649,46 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 0,09 điểm (-0,01%) xuống 636,18 điểm với 8 mã tăng và 12 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 136,38 triệu đơn vị, giá trị 2.696,53 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tích cực với 18,42 triệu đơn vị, giá trị 336,84 tỷ đồng. Các giao dịch thỏa thuận đáng chú ý bao gồm 5 triệu cổ phiếu ITA, giá trị 21 tỷ đồng; 4,3 triệu cổ phiếu BHS, giá trị 75,25 tỷ đồng; 3,55 triệu cổ phiếu ELC, giá trị 83,78 tỷ đồng; 1,965 triệu cổ phiếu OPC, giá trị 70,74 tỷ đồng.
Còn với 94 mã tăng và 105 mã giảm, HNX-Index tăng 0,78 điểm (+0,91%) lên 86,7 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 2,48 điểm (+1,6%) lên 157,49 điểm với 15 mã tăng và 9 mã giảm.
![]() |
Diễn biến HNX-Index phiên ngày 6/7 |
Tổng khối lượng giao dịch đạt 75,72 triệu đơn vị, giá trị 1.100,25 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 15,89 triệu đơn vị, giá trị 295,5 tỷ đồng. Các giao dịch thỏa thuận đáng chú ý bao gồm 5,92 triệu cổ phiếu DBC, giá trị 211 tỷ đồng; 3 triệu cổ phiếu SHS, giá trị 18,6 tỷ đồng; 2,67 triệu cổ phiếu KVC, giá trị 37,69 tỷ đồng; 1,6 triệu cổ phiếu KHB, giá trị 2,88 tỷ đồng.
Dưới áp lực chốt lời khá mạnh, trong khi sức cầu suy yếu, nên nhiều mã lớn như VNM, GAS, MSN, VCB, PVD, CTG, BID… vẫn đồng loạt giảm, qua đó là lực cản chính của chỉ số. Các mã VIC, BVH, SSI, KDC… đứng giá tham chiếu.
PVD giảm 600 đồng về 30.400 đồng/CP và khớp 1,53 triệu đơn vị. SSI khớp 2,5 triệu đơn vị.
Trong khi nhóm cổ phiếu lớn gây sức ép, thì các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, mía đường, vận tải… giao dịch tích cực, giúp VN-Index không lùi sâu. Điển hình như HPG, HSG, KBC,SBT, BHS, VTO… đều giao dịch rất tích cực.
HPG tăng 800 đồng lên 41.000 đồng/CP và khớp 4,95 triệu đơn vị. HSG tăng 700 đồng lên 44.800 đồng/CP và khớp 2,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, KBC tăng trần phiên thứ 3 liên tục lên 16.500 đồng/CP và khớp 7,63 triệu đơn vị, mạnh nhất sàn HOSE. VTO cũng đạt sắc tím 10.400 đồng/CP và khớp 1,48 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, VCG cũng đã tăng kịch trần lên 17.400 đồng/CP và khớp 4,69 triệu đơn vị. Tuy nhiên, SCR mới là tâm điểm dòng tiền khi khớp lệnh 10,95 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn thị trường và tăng 700 đồng lên 10.700 đồng/CP.
Ngoài ra, HUT, DCS, KLS đều có thanh khoản mạnh từ hơn 2-3 triệu đơn vị. HUT tăng 700 đồng lên 11.600 đồng/CP.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu khoáng sản vẫn còn nhiều mã giảm sâu như KSA, KSH, LCM, MIM, KHB…. Lượng bán sàn tại KSA và KHB đã suy giảm đáng kể, song chủ yếu là do hủy lệnh. KSA chỉ còn dư bán sàn 18,2 triệu đơn vị (kết phiên sáng là hơn 36 triệu đơn vị) và khớp chỉ hơn 8.000 đơn vị. Còn KHB dư bán sàn 6,87 triệu đơn vị (kết phiên sáng là hơn 9 triệu đơn vị) và khớp được 2,12 triệu đơn vị.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế