-
Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9 -
Xây dựng Hoà Bình cam kết đưa cổ phiếu trở lại HoSE trong 2 năm -
Cổ phiếu SGR tăng gần gấp đôi trong vòng 1 tháng -
Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động -
Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land -
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 15,24 điểm, đứng ở mốc 1.137,96 điểm.
Sàn HoSE có 180 mã tăng và 317 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,04 tỷ đơn vị, giá trị 21.617,3 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với phiên hôm qua.
Thanh khoản giảm so với phiên trước đó, cho thấy bên mua vãn chưa thực sự sẵn sàng và tâm lý nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng sau nhịp giảm mạnh của thị trường.
Điểm nhấn chính trong phiên hôm nay chính là sự vận động của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn và ngân hàng, dù nhóm này vẫn có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường chung nhưng đà giảm đã có phần thu hẹp đáng kể.
Cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VN-Index phiên này là VCB khi “đóng góp” hơn 3 điểm tiêu cực, với mức giảm 2,6% xuống 87.000 đồng. Theo sau là GVR giảm sàn (-6,9%), nhóm cổ phiếu là Vin là VHM -4,3% và VIC -3,2% VRE -3%. BCM -3,1% và VJC, TCB, POW, BID, TPB, SHB, VNM giảm từ 1% đến gần 2%. Chiều ngược lại, có MSN tăng tốt nhất +3,8%, và đóng cửa sắc xanh có SSI, HPG, MWG…
Nỗi sợ bao trùm lên thị trường hôm nay là với đà lao dốc phiên hôm qua, sẽ kéo theo quán tính giảm tiếp phiên nay, qua đó kích hoạt mạnh hơn lệnh bán force sell trên thị trường.
Thực tế, thị trường phiên hôm nay tiếp tục giảm mạnh, dù rằng trong phiên sáng, có những lúc thị trường xanh điểm, tạo hi vọng nhỏ nhoi với nhà đầu tư, nhưng sắc xanh này nhanh chóng bị nhấn chìm.
Ghi nhận từ các đầu môi giới cho biết, lực bán call margin vùng cao của công ty chứng khoán liên tục đổ ra từ 14h, thị trường đã đảo ngược chỉnh giảm hơn 15 điểm sau khi nỗ lực tăng 10 điểm.
Áp lực margin cao và call chéo vẫn còn cần rã xong, thị trường hấp thụ vùng giá thấp mới có thể hồi phục đi lên trở lại, khả năng là phiên ngày mai khi vol bán cạn dần đi.
Điểm tích cực nhất trong 2 phiên chỉnh mạnh là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, phiên hôm nay mua thêm 740 tỷ đồng khi các cổ phiếu đã chiết khấu 20-30% từ đỉnh về vùng mua trung hạn.
Ông Phan Tấn Nhật, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) chia sẻ, ghi nhận một số định lượng cho thấy với lượng cho vay lên đến khoảng 150.000 tỷ đồng cuối quý II/2023 và có thể đã tăng lên khoảng 170.000 tỷ đồng trong tháng 08-09/2023.
Theo ông Nhật, tỷ lệ vay nợ margin trên tổng vốn hóa thị trường trên cả 3 sàn ở thời điểm hiện tại (đang khoảng 256 tỷ USD) là khoảng 2,83%. Tỷ lệ này tương đương với ở thời điểm đỉnh năm 2022, khi VN-Index đạt 1.520 điểm, với tổng vốn hóa thị trường là khoảng 353 tỷ USD, dư nợ margin tương ứng 230.000 tỷ đồng.
Như vậy, nếu xét theo tỷ lệ, nhiều quan điểm e ngại tỷ lệ dư nợ margin/vốn hóa đạt đỉnh. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại hoàn toàn khác so với vùng đỉnh năm 2022 khi tổng dư nợ cho vay vẫn còn thấp (chủ yếu căng thẳng ngắn hạn ở một số công ty khi tỷ lệ dư nợ cho vay đã vượt hơn 150%/vốn chủ sở hữu, phải cắt giảm tỷ lệ cho vay) và vốn hóa thị trường hiện tại là khá thấp, chỉ tương ứng 64%/GDP.
Bên cạnh vấn đề call margin, thị trường đang rất quan tâm đến thông tin Ngân hàng Nhà nước tăng cường hút tiền về, thêm 20.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong phiên ngày 26/9.
Trong 4 phiên giao dịch vừa qua (21-22/9 và 25-26/9), Ngân hàng Nhà nước hút ròng tổng cộng gần 50.000 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.
Theo HSC, nhìn chung, thị trường vẫn tiếp tục với nhịp điều chỉnh và "điểm cân bằng" là điều cần phải có trước khi muốn thị trường tăng điểm trở lại. Do đó, việc quản trị rủi ro trong thời điểm hiện tại vẫn cần được nhà đầu tư ưu tiên đặt lên hàng đầu. Chiến lược mua mới chưa ưu tiên với các giao dịch ngắn hạn, còn với nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nền tảng cơ bản của doanh nghiệp thì có thể canh các nhịp điều chỉnh mạnh để thăm dò các vị thế mới đối với các cổ phiếu có nhiều tiềm năng tăng trưởng
-
Ái nữ nhà Thành Thành Công tiếp tục đăng ký bán cổ phần TTC Land -
Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro -
Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu -
Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5% -
Góc nhìn TTCK tuần 16-20/9: Hụt thanh khoản, chỉ số chịu áp lực về vùng 1.250 điểm -
Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo -
“Chốt lời” cổ phiếu VCI, bà chủ chuỗi Katinat và Phê La thu về khoảng 600 tỷ đồng
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam