-
Giảm lãi suất với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 -
Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng -
VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng -
Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024 -
Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
Chưa mở rộng mạng lưới Quỹ TDND khi chưa hoàn thành sắp xếp lại |
Dư nợ cho vay kinh tế tập thể tăng gần 7 lần
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 15 năm thực hiện NQ13 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực phi nông nghiệp sáng nay (30/9), Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp khơi thông tín dụng với kinh tế tập thể.
Sau 15 năm triển khai Nghị quyết 13, trong giai đoạn 2003 - 2018, doanh số cho vay đối với khu vực KTTT đạt 69.147 tỷ đồng, bình quân mỗi năm doanh số cho vay đạt 4.610 tỷ đồng.
Nếu như năm 2003, dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể mới đạt 910 tỷ đồng với 787 khách hàng còn dư nợ thì đến năm 2018, dư nợ tín dụng đối với loại hình khách hàng này của các tổ chức tín dụng đã tăng lên 6.269 tỷ đồng (gấp 6,9 lần) với 1.808 khách hàng còn dư nợ.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục sửa đôi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho hợp tác xã (HTX) mở rộng sản xuất kinh doanh và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng tại tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù đối với một số ngành sử dụng nhiều lao động có hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, HTX.
Cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khác của Nhà nước, đầu tư tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các HTX, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên HTX, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động thường xuyên góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các tổ chức tín dụng đã kịp thời triển khai các giải pháp về tăng cường kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng, tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa để tạo điều kiện cho HTX, Liên hiệp HTX và các thành viên HTX có nhiều cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng.
Mặc dù vậy, NHNN cũng thừa nhận, việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này vẫn còn một số khó khăn sau. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân các HTX còn hạn chế trong quản trị, điều hành, năng lực tổ chức quản lý hoạt động, quản lý vốn còn yếu kém; hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi để vay vốn; Một số HTX sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vay sai mục đích, nợ quá hạn kéo dài, có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước...
Hiện tại, NHNN đã ban hành một số văn bản về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Nợ mất vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân có xu hướng tăng
Sau 15 năm triển khai Nghị quyết 13, tính đến nay, cả nước có có 1.183 QTDND với gần 1,6 triệu thành viên. Dư nợ cho vay của hệ thống QTDND cuối năm 2018 đạt 90.483 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3 lần trong 15 năm qua.
Hệ thống QTDND đã từng bước khẳng định được vị thế của mô hình kinh tế HTX kiểu mới trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Tất cả các QTDND đều đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định 100 triệu đồng, trong đó hầu hết các QTDND đều có vốn điều lệ cao gấp nhiều lần mức vốn pháp định.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng nhận định, quy mô hoạt động của các QTDND tương đối nhỏ, không đồng đều. Bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ còn yếu, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý QTDND còn hạn chế. Hoạt động của Ban kiểm soát tại nhiều QTDND chưa đảm bảo tính độc lập trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Tại một số QTDND, Ban kiểm soát đã bị vô hiệu hóa và chỉ mang tính hình thức.
Chưa kể, hoạt động cho vay của một số QTDND bộc lộ nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng của nhiều QTDND còn yếu, quy trình thẩm định xét duyệt cho vay còn lỏng lẻo. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2011 - 2017 không cao nhưng có xu hướng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao (trung bình là 60,4%) và có xu hướng tăng qua các năm...
Trong khi đó, Ngân hàng Hợp tác xã – “ngân hàng mẹ”, đóng vai trò điều hòa vốn cho các quỹ tín dụng nhân dân - lại khá yếu kém về năng lực tài chính, đến hạn chế khả năng điều hoà vốn và hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các QTDND thành viên.
Về cơ chế điều hòa vốn, Ngân hàng HTX chưa có dự báo, đánh giá đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương, việc huy động, sử dụng vốn và thực trạng vốn tạm thời nhàn rỗi của QTDND để thống nhất quy định mức tiền gửi tạm thời nhàn rỗi tại Ngân hàng HTX. Việc vay vốn để mở rộng tín dụng của QTDND còn hạn chế do lãi suất cho vay còn cao, một số trường hợp QTDND thành viên bị lâm vào tình trạng khó khăn thanh khoản thì chưa được vay vì các QTDND này không đáp ứng điều kiện vay vốn của NHHTX.
Lãnh đạo NHNN cảnh báo, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giúp ngân hàng có thể cung ứng sản phẩm nhỏ lẻ để tận bản làng, vùng sâu vùng xa, đồng thời sẽ làm thu hẹp vai trò và sự cần thiết của QTDND tại nhiều địa phương.
Thời gian tới, NHNN sẽ tập trung rà soát, củng cố, chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống QTDND hiện nay nhằm đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh và hiệu quả trước khi mở rộng phát triển. Việc cấp phép thành lập mới chỉ được xem xét khi đảm bảo đồng thời việc đã rà soát, chấn chỉnh toàn bộ hệ thống QTDND và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo đúng bản chất của mô hình QTDND.
NHNN cũng sẽ rà soát, đánh giá lại điều kiện, nhu cầu cần thiết khách quan, khả năng tồn tại, đảm bảo an toàn đối với các QTDND trong từng địa phương, địa bàn để tiếp tục sắp xếp lại cho hợp lý. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý hệ thống QTDND theo quy mô, căn cứ vào quy mô để quy định về bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và cơ sở vật chất, công nghệ thông tin...
- Các QTDND hoạt động ở địa bàn nông thôn có mức vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu đồng, các QTDND hoạt động ở địa bàn các tỉnh, thành phố có mức vốn điều lệ tối thiểu là 01 tỷ đồng.
- Tỷ trọng tiền gửi của thành viên QTDND đạt tối thiểu 60% tổng nguồn vốn huy động của QTDND, tỷ trọng cho vay đối với thành viên đạt tối thiểu 90% tổng dư nợ cho vay.
-
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí -
Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ -
Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
Vàng đối diện áp lực từ USD mạnh, giữ mốc 2.600 USD/ounce nhờ PCE hạ nhiệt -
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán