Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Phó Thống đốc: Gia hạn cho vay ngoại tệ hết năm 2015
Thùy Liên - 18/12/2014 19:16
 
 NHNN sẽ tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ đối với DN xuất nhập khẩu xăng dầu và DN sản xuất hàng hóa trong nước để xuất khẩu đến hết năm 2015.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cửa vay ngoại tệ khép lại trong năm 2015
Ngân hàng “xả” ngoại tệ, tỷ giá nóng lên
16 đối tượng được sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam
Treo tỷ giá, ngân hàng đắc lợi
Chỉ được vay ngoại tệ cho 4 mục đích

Thưa Phó Thống đốc, năm 2013, Thông tư 29/2013/TT-NHNN quy định, các ngân hàng được cho vay ngoại tệ với 4 nhóm nhu cầu. Trong đó, vay nhập khẩu xăng dầu và vay để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu chỉ được đáp ứng đến hết ngày 31/12/2014. Vậy chủ trương của NHNN thời gian tới về vay ngoại tệ như thế nào?

Không phải đến thời điểm 31/12/2014 sẽ dừng cho vay ngoại tệ. Bởi lẽ Thông tư 29/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng được cho vay ngoại tệ với bốn nhóm nhu cầu, gồm vay ngắn hạn - trung và dài hạn để thanh toán nhập khẩu, vay ngắn hạn nhập khẩu xăng dầu, vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu và vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Trong đó, nhu cầu vay dài hạn cho nhập khẩu xăng dầu và vay để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu chỉ được đáp ứng đến hết ngày 31/12/2014, còn các nhu cầu ngoại tệ khác vẫn thưc hiện bình thường quy định theo Thông tư 29.  
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Trong thời gian của năm 2013 cũng như năm 2014, với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lúc đó tín dụng còn chưa mở rộng nhiều do sức hấp thụ, cầu trong nước còn thấp, nên nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, Thống đốc đã chủ trương cho các TCTD tự quyết định cho vay ngoại tệ đối với 2 nhu cầu: cho vay vốn trong nước để thực hiện dự án mà sản xuất hàng xuất khẩu mà DN họ cũng sẽ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu và nhu cầu thứ hai là cho vay ngoại tệ đối với các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức. 

Thời gian qua, NHNN đã đánh giá tình hình, cân nhắc trên cơ sở mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2015 là tăng trưởng kinh tế 6,2% và trên cơ sở phân tích nhiều yếu tố, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng lại tiếp tục được tự quyết cho vay ngoại tệ với hai nhu cầu này đến hết năm 2015.
Có thể cuối tuần này hoặc sang tuần sau, NHNN sẽ có văn bản chính thức để thay thế thông tư 29.

Hiện dư nợ vay ngoại tệ của 2 nhóm này có lớn không, thưa Phó Thống đốc?

Qua đánh giá, dư nợ cho vay 2 lĩnh vực này chiếm khoảng 30% tổng dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn hệ thống, trong đó dư nợ cho vay xuất khẩu chiếm 24%, còn xăng dầu khoảng 6%.

Việc tiếp tục gia hạn vay ngoại tệ cho hai đối tượng sẽ tác động thế nào tới tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, thưa bà?

Đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh tỷ giá vẫn ổn định, lãi suất tiền đồng đang cao hơn ngoại tệ thì việc tiếp tục được vay ngoại tệ sẽ giúp DN giảm được chi phí so với vay bằng tiền đồng.

Với tổ chức tín dụng, mặc dù tín dụng năm 2014 đang có xu hướng tăng trở lại, đạt mục tiêu định hướng đề ra, song thực tế, hiện nay tín dụng vẫn chưa thông suốt vì sức hấp thụ yếu. Việc mở rộng cho vay ngoại tệ này sẽ giúp các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Về tổng thể, nếu các DN được vay ngoại tệ thì sẽ giảm được chi phí,  góp phần giúp tăng trưởng kinh tế đạt 6,2% trong năm 2015

Thưa Phó Thống đốc, việc tiếp tục nới cho vay ngoại tệ có đi ngược với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ và NHNN?

Tín dụng ngoại tệ hiện nay chỉ khoảng 10%. Gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giảm. Điều này chứng tỏ đô la hóa nền kinh tế đang giảm xuống. NHNN khẳng định, quan điểm điều hành ngoại tệ là về lâu dài sẽ chuyển dần từ quan hệ cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán. Và Thông tư 29 là một phần trong lộ trình, các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay với các nhu cầu có ngoại tệ để trả nợ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư